Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Quỹ đầu tư ETF là gì? EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Quỹ đầu tư ETF là gì?

Go down

Quỹ đầu tư ETF là gì? Empty Quỹ đầu tư ETF là gì?

Bài gửi by Admin Mon Feb 04, 2013 3:14 pm

Tuy mới ra đời 20 năm nhưng ngành đầu tư ETF (đầu tư chỉ số) thực sự phát huy hiệu quả.

1. ETF là gì?

ETF (Exchange Traded Fund) là một hình thức quỹ đầu tư chỉ số. Danh mục của ETF gồm một rổ chứng khoán có cơ cấu như cơ cấu của chỉ số mà nó mô phỏng.

Theo đó, nhà quản lý quỹ không cần tích cực tái cơ cấu danh mục của quỹ mà chỉ cần bám sát theo rổ chứng khoán của chỉ số mục tiêu.

ETF không hoàn toàn là một công cụ đầu tư an toàn với lợi nhuận thấp và chắc chắn, nhưng cũng không phải là một sản phẩm rủi ro hứa hẹn lợi nhuận cao. Đây là một dạng đầu tư tương tự như đầu tư danh mục nhưng có chi phí thấp và suất sinh lời ngang với mức sinh lời của thị trường.

2. Lợi ích của ETF

Đối với nhà đầu tư,
ETF là một hình thức quỹ mở nhưng thừa kế cả ưu điểm của quỹ đóng và mở đồng thời hạn chế nhược điểm của 2 loại quỹ này. Do đó, ETF có tính minh bạch cao hơn, phù hợp với nhiều nhà đầu tư và có danh mục đầu tư đa dạng.

Đối với nền kinh tế, thứ nhất, quỹ ETF chứng khoán có thể là một công cụ hiệu quả để xử lý nợ xấu và sở hữu chéo. Ví dụ, tại Nhật Bản, những năm 1990, nền kinh tế vô cùng khó khăn, thị trường chứng khoán giảm mạnh, khiến cổ phiếu bất động sản và cổ phiếu trong danh mục đầu tư của các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Nhật Bản đã cho phép hình thành các quỹ ETF và các quỹ đầu tư bất động sản, thực chất là việc chứng khoán hóa các tài sản (nợ xấu, sở hữu chéo) trong hệ thống ngân hàng.

Động thái này giúp cải thiện đáng kể chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng, tăng tỷ lệ an toàn tài chính, giảm nợ xấu, từ đó tăng khả năng cung tín dụng của cả hệ thống ngân hàng. Giá trị tài sản của các quỹ ETF này cũng tăng mạnh qua các năm, góp phần xử lý một khối lượng lớn tài sản đọng trong hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, quỹ ETF còn là công cụ phòng chống khủng hoảng. Điển hình là sự ra đời và can thiệp của chính quyền Hong Kong nhằm chống đầu cơ tiền tệ trong giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á.

Nhà đầu cơ nước ngoài giữ vị thế bán hợp đồng tương lai chỉ số trong giai đoạn 1997-1998, gây áp lực khiến thị trường chứng khoán Hong Kong HSI sụt giảm mạnh buộc chính quyền Hong Kong phải mua danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số HSI nhằm chặn đà giảm của chỉ số, hạn chế đầu cơ phái sinh và đầu cơ tỷ giá của giới đầu cơ nước ngoài.

Thứ ba, tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán đặc biệt là thị trường thứ cấp. Tạo ra sản phẩm đầu tư minh bạch, cơ chế giao dịch linh hoạt, đa dạng hóa rủi ro và được quản lý chuyên nghiệp; giúp thị trường chứng khoán thu hút thêm nhà đầu tư mới, dòng vốn mới trên thị trường thứ cấp, tạo sự lan tỏa dễ thu hút thêm nguồn vốn cho nền kinh tế qua thị trường sơ cấp.

Thứ tư, thay đổi hành vi và văn hóa đầu tư. Thay vì thực hiện đầu tư vào từng mã chứng khoán riêng biệt, đòi hỏi nhiều thời gian để phân tích thị trường và thời điểm giao dịch. Điều này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi số lượng cổ phiếu niêm yết ngày một nhiều hơn, thậm chí lên tới hàng nghìn mã cổ phiếu.

Với sản phẩm quỹ ETF, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào một rổ chỉ số, dễ theo dõi và phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tổ chức (quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm). Ngoài ra, việc đầu tư vào rổ chứng khoán (đầu tư theo chỉ sổ) cũng hạn chế hiện tượng thị trường bị lạm dụng, thao túng.

Thứ năm, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đặc biệt do cơ chế quỹ mở, nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế sở hữu số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ. Tuy nhiên, việc nhà đầu tư nước ngoài khi nhận lại danh mục cơ cấu, thì sẽ phải bán ra nếu vượt tỷ lệ sở hữu, sẽ vẫn giúp duy trì việc quản lý tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức phát hành.

Theo Vietstoc

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Quỹ đầu tư ETF là gì? Empty ETF - sáng tạo tuyệt vời với những rủi ro tiềm tàng?

Bài gửi by Admin Mon Feb 04, 2013 3:19 pm

Những rủi ro đôi khi được tạo ra bởi sự phức tạp của một ý tưởng giản đơn.

Bất cứ ngành nào cũng sẽ tự hào về tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm 34% trong 10 năm và tiếp cận toàn cầu từ Áo tới Đài Loan nhưng sự mở rộng liều lĩnh của các quỹ đầu tư chỉ số (Exchange-traded funds - ETF)ETF, các quỹ này tính tới tháng 5 năm nay đã kiểm soát gần 1.500 tỷ USD tài sản (gần bằng con số 2.000 tỷ USD mà các quỹ đầu tư phòng hộ nắm giữ), đã trở thành vấn đề lo ngại của các nhà quản lý tài chính. Liệu các ETF có thể là nguồn gốc của bê bối tài chính tiếp theo, hay thậm chí là của rủi ro hệ thống?

ETF xuất hiện từ khoảng năm 1990 khi quỹ đầu tiên ra đời tại Canada. Ý tưởng ban đầu là tạo ra các danh mục đầu tư cổ phiếu mô tả theo một chỉ số chứng khoán như S&P 500. Các quỹ dõi theo chỉ số đã quen thuộc với các nhà đầu tư tổ chức từ những năm 1970, những công ty như Vanguard cung cấp chúng cho các cá nhân theo dạng các quỹ tương hỗ. Tuy nhiên, giống như tên gọi của nó, đặc điểm quan trọng của một ETF là bản thân nó được niêm yết tại 1 thị trường chứng khoán để nhà đầu tư có thể mua, bán dễ dàng. Không giống như các bộ phận trong một quỹ tương hỗ thông thường, ETF có thể được giao dịch trong suốt cả ngày.

Hầu hết mọi người vẫn coi đĩa bánh ETF này như một phát minh lành tính, cho phép các nhà đầu tư nhỏ sở hữu một danh mục đầu tư đa dạng với chi phí thấp. Quỹ SPDR trị giá 88 tỷ USD của State Street, được mô phỏng theo S&P 500, có tổng tỷ lệ chi phí chỉ là 0,09% nhưng các nhà quản lý quỹ nhanh chóng phát triển sản phẩm trên thiết kế cơ sở. Số lượng các ETF đã lên tới 2.747.


Quỹ đầu tư ETF là gì? T1

Trong phạm vi các cổ phiếu, có những ETF dựa trên các doanh nghiệp có mức vốn hóa nhỏ, giá trị cổ phiếu, các ngành công nghiệp riêng lẻ và mọi sự kết hợp có thể của các quốc gia, khu vực. Về trái phiếu, có các ETF kết nối với nợ chính phủ, tập đoàn và có lợi suất cao cũng như các giấy tờ có kỳ hạn khác nhau. Một vài ETF dựa trên các chỉ số hàng hóa và thị trường bất động sản, số khác được thiết kế để thu hút ý thức về môi trường hay những người Hồi giáo sốt sắng. Có những ETF đòn bẩy cung cấp lợi nhuận gắn chặt với 1 chỉ số nhất định, các ETF nghịch đảo nhằm kéo giảm khi chỉ số tăng (và ngược lại) cùng với các ETF nghịch đảo đòn bẩy.

Đối với một số người, đây là một xu hướng đáng lo ngại, với những dư ẩm của cuộc khủng hoảng nhà ở dưới chuẩn, trong đó đổi mới tài chính đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Cuộc khủng hoảng đó cũng bắt nguồn từ một mục tiêu trong sáng: đóng gói các khoản thế chấp để sử dụng như các chứng khoán cho các trái phiếu được dự định nhằm giảm chi phí vay và phân tán rủi ro. Tuy nhiên, cuối cùng, ý tưởng đơn giản đã trở thành các nghĩa vụ nợ thế chấp phức tạp và các tiêu chuẩn cho vay thấp hơn.

Rủi ro từ các quỹ giao dịch bên ngoài

Tương tự như vậy, các loại ETF mới không còn cung cấp hàng rẻ và đa dạng như các phiên bản đầu. Thay vào đó, họ trở thành một phương tiện cho các quỹ đầu tư phòng hộ đầu cơ thị trường trong suốt ngày giao dịch, cho phép họ đặt các lệnh cược phức tạp lên các tài sản thanh khoản kém và danh mục đầu tư của một vài ETF không chỉ bao gồm một loạt các cổ phiếu mà còn là một vị thế phái sinh với một ngân hàng đầu tư như một đối tác.

Mối lo ngại chính thức đang ngày càng tăng. Trong tháng 4, ba tổ chức quốc tế đã bày tỏ lo ngại của họ, Ban Ổn định Tài chính (FSB), một ủy ban giám sát tài chính, phát hành một báo cáo về các ETF. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành một phần báo cáo ổn định tài chính toàn cầu của mình cho ETF. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cũng đã xuất bản một báo cáo với nhan đề "Cấu trúc thị trường và rủi ro hệ thống của các ETF".

Rủi ro là sự thiếu thanh khoản. Ngày 6/5/2010, giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ dường như trở nên rối rắm: chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm gần 1.000 điểm trong phiên và một số cổ phiếu mất gần hết giá trị. "Tai nạn chớp nhoáng" này khiến nhà chức trách phải hủy bỏ một loạt các giao dịch thực hiện với giá bất thường. Từ 60% tới 70% các giao dịch này là trong các ETF, cao hơn nhiều so với tỷ trọng thực thế của chúng trên thị trường.

Một số nhà đầu tư dùng các ETF như một cách nhanh chóng để thể hiện cái nhìn toàn diện của mình trên thị trường, trong khi những người tham gia giao dịch ở tần suất cao sử dụng các quỹ này như một phần của chiến lược chênh lệch phức tạp của mình. Tuy nhiên, các chiến lược này chỉ hiệu quả chừng nào có ai đó sẵn sàng chấp nhận ở phía bên kia của giao dịch. Trong điều kiện hỗn loạn, có thể có người bán nhưng không có người mua. Như IMF đã chỉ ra, "trong khi hầu hết các ETF được hỗ trợ bởi một hay hai người tạo lập thị trường, không có bảo đảm giao dịch thực hiện được trong điều kiện thanh khoản kém".

Vấn đề kết nối là xu hướng ETF trở thành con đường chủ yếu mà tại đó các nhà đầu tư tìm cách tiếp xúc với một số loại tài sản, đặc biệt là vàng. Trước đây, những người đầu cơ giá vàng lên đã phải trả một mức giá cao khủng khiếp để mua đồng xu vàng hay mua cổ phiếu tại các công ty khai thác vàng rồi hy vọng việc quản lý tốt đẹp. Nhưng rồi các ETF vàng trở nên cực kỳ phổ biến, ghi nhận 12 tỷ USD vốn chảy vào trong năm 2009 và 9 tỷ USD trong 2010. ETF vàng lớn nhất nắm giữ nhiều vàng hơn tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới, ngoại trừ các ngân hàng trung ương Mỹ, Pháp, Đức và Italia. IMF cũng có nhiều vàng hơn. Mức độ quan tâm tới các ETF vàng được khuyến khích (và ngược lại có thể góp phần vào) việc giá vàng tăng. Nếu nhà đầu tư mất niềm tin, thị trường có thể trở nên hỗn loại khi họ tranh giành để có được lợi nhuận.

Một vài nhà quản lý ETF cũng bổ sung thu nhập với các loại phí cho vay chứng khoán trong danh mục đầu tư của họ. Có một rủi ro là trong thời kỳ thị trường rối loạn, các nhà đầu tư ETF muốn lấy lại tiền của mình, các nhà quản lý sẽ buộc phải thu hồi các khoản vay này, tăng thêm áp lực thanh khoản.

Vấn đề khác nằm ở sự tồn tại của các ETF đòn bẩy, nơi tổn thất cũng như lợi nhuận có thể phóng đại. Nếu một ETF đòn bẩy phải chịu thua lỗ cực lớn, uy tín của toàn bộ ngành có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong các nhà đầu tư tư nhân. ETF nghịch đảo cung cấp một cách để các nhà đầu tư đánh cược giá một loại tài sản giảm nhưng họ có thể không phải lúc nào cũng mang tới lợi nhuận trong một thời gian dài. "Chẳng khó khăn gì để đưa ra những ví dụ mà nhà đầu tư sẽ mất tiền tại một ETF đòn bẩy lâu dài nếu thị trường đi lên trong một giai đoạn biến động đáng kể, hay họ mất tiền khi sở hữu một ETF ngắn và thị trường đi xuống trong một khoảng thời gian có một vài đợt tăng mạnh," Terry Smith -giám đốc điều hành Tullett Prebon, một nhà môi giới tiền tệ phát biểu.

Có thể mối quan tâm lớn nhất và duy nhất với những dư ấm rõ ràng nhất của khủng hoảng cho vay dưới chuẩn, xung quanh các ETF "tổng hợp" và các sản phẩm liên kết được biết tới với tên gọi như trái phiếu giao dịch chỉ số (exchange-traded note - ETN) và các phương tiện giao dịch chỉ số (exchange traded vehicles - ETV). ETN là chứng khoán nợ được phát hành bởi một nhà cung cấp chỉ số hay một ngân hàng trên thị trường; ETV tương tự, nhưng nhà phát hành là phương tiện có mục đích đặc biệt. Tập hợp các nhánh này được gọi là các sản phẩm giao dịch liên kết (exchange traded products - ETP).



Quỹ đầu tư ETF là gì? T22

Nguyên tắc cơ bản của việc pha trộn món súp này là khao khát muốn tạo ra các quỹ kết nối với các loại tài sản thanh khoản yếu. Có thể quá tốn kém hay không thực tế khi mô phỏng toàn bộ các chỉ số mục tiêu. Để tổng hợp nó, nhà cung cấp ETF thường tham gia vào một giao dịch được gọi là hoán đổi toàn bộ lợi nhuận với một ngân hàng. Ngân hàng đó đồng ý trả cho nhà cung cấp một số tiền tương đương với lợi nhuận từ chỉ số cơ bản được chọn, gọi là chỉ số các thị trường mới nổi; nhà cung cấp giao tiền mặt để đổi lại. Ngân hàng hienj giờ phải chịu trách nhiệm với rủi ro của việc mô phỏng chỉ số; nhà cung cấp đối mặt với rủi ro là ngân hàng có thể phá sản. Vì thế, nhà cung cấp ETF yêu cầu ngân hàng cung cấp tài sản thế chấp.

ETF mang tới nguy cơ rủi ro cho toàn hệ thống?

Đây là khó khăn. Tài sản thế chấp thường không kết nối với chỉ số. BIS chỉ ra ví dụ về ETF các thị trường mới nổi cung cấp bởi một hãng gọi là db x-trackers. Tài sản thế chấp là một dạng của cổ phiếu và trái phiếu, hầu hết chúng chẳng có liên hệ gì với các thị trường mới nổi. Khoảng một nửa phần cổ phiếu đó là các cổ phiếu Nhật Bản, 30% khác bao gồm các cổ phiếu Mỹ và Đức. Trong số trái phiếu, 3/4 là của Mỹ, phần nhiều trong đó không được định giá. Nếu ngân hàng đối tác thất bại, nhà cung cấp chỉ số sẽ còn lại với các tài sản chẳng liên quan gì tới danh mục đầu tư mục tiêu.

Tệ hơn nữa, BIS chỉ ra mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng khi nhà cung cấp quỹ là chủ sở hữu của một ngân hàng đầu tư. Khi một ngân hàng hoạt động như một nhà tạo lập thị trường, nó cần phải giữ một lượng tồn kho trái phiếu và cổ phiếu để có thể đáp ứng nhu cầu của khách muốn bán, mua. "Bằng cách chuyển các cổ phiếu và trái phiếu thành tài sản thế chấp cho các nhà cung cấp ETF được tài trợ bởi một ngân hàng mẹ, các hoạt động ngân hàng đầu tư có thể thu lợi từ việc giảm các chi phí lưu kho cho những tài sản này," BIS cảnh báo.

Điều đó làm tăng nguy cơ khi một ETF có thể đóng vai trò như một nguồn cơn phá giá các chứng khoán không mong muốn trong giấy tờ sổ sách của một ngân hàng đầu tư. "Quá trình tạo ra ETF tổng hợp có thể được thúc đẩy bởi khả năng ngân hàng tăng kinh phí để đề phòng một danh mục đầu tư thanh khoản kém mà không thể nhận được tài trợ nào khác," báo cáo của FSB nhận định. Một lần nữa, có sự song hành với khủng hoảng dưới chuẩn, khi các chứng khoán được bảo đảm thế chấp được lưu kho trong các dự án đầu tư mạo hiểm ngoài bảng cân đối kế toán.

Nếu những nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của ngân hàng liên quan tới hoán đổi xuất hiện, nhà đầu tư có thể có khuynh hướng bán lượng tài sản nắm giữ tại ETF hay ETN hơn là tận dụng những cơ hội với giá trị chính xác của tài sản thế chấp. Sau tất cả, khi khủng hoảng 2008 đã xuất hiện, các ngân hàng đang sụp đổ, giá trị của tất cả các loại tài sản cũng chịu chung số phận.

Cấu trúc của các ETF tổng hợp không phải là một bí mật. Bất cứ ai đọc tài liệu một cách cẩn thận cũng sẽ nhận thức được bản chất của một quỹ và loại tài sản thế chấp. Điều cũng đáng lưu ý rằng tại Mỹ những lo ngại này chỉ với các ETN và ETV. Trong các sản phẩm được dán nhãn ETF, ít nhất 80% danh mục đầu tư phải bao gồm các chứng khoán phù hợp với tên quỹ. ETV thường mang đặc điểm của việc đầu tư vào các nguyên liệu thô hay kỳ hạn, thế chấp với các trái phiếu Kho bạc Mỹ.

Tại châu Âu, các quỹ tổng hợp chiếm khoảng một nửa các ETF tính theo tài sản. Tuy nhiên, Hiệp hội quản lý tài sản và quỹ châu Â, một cơ quan thương mại, chỉ ra rằng đa số chúng giao dịch theo các quy tắc UCITS (Thực hiện đầu tư tổng hợp cho các chứng khoán có thể chuyển đổi), hạn chế một số rủi ro được BIS và FSB nêu ra. Chẳng hạn, các quy định về mẫu thuẫn lợi ích hạn chế lựa chọn các đối tác, một quỹ không thể có tiếp xúc với bất cứ đối tác nào nắm nhiều hơn 10% giá trị của nó, và tài sản thế chấp được chọn theo tiêu chí thanh khoản và chất lượng tín dụng.


Quỹ đầu tư ETF là gì? T3

Mặc dù một số điểm tương đồng kỳ lại, khó có thể kết luận rằng ETF đặt ra một rủi ro hệ thống tương tự như các chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Các quỹ đòn bẩy nắm khoảng 40 tỷ USD tài sản, chưa tới 3% tổng cả ngành, theo BlackRock, một tập đoàn quản lý quỹ, mang thương hiệu iShare - nhà cung cấp ETF lớn nhất. Các ETF tổng hợp có hơn 140 tỷ USD tài sản tính tới tháng 5. Dù các ETP đang phát triển nhanh chóng, tổng giá trị của chúng chưa tới 200 tỷ USD, ít hơn 1/7 con số của các ETF thông thường. Điều có vẻ như không thể là các ngân hàng có mối liên hệ với các ETF đóng cửa tương tự như kiểu từng có với thị trường dưới chuẩn.

Tuy nhiên, giao dịch nhanh chóng của các ETF là một mối lo ngại, đặc biệt khi các tài sản thanh khoản kém. Tạo ra một ETF tổng hợp không loại bỏ được nguy cơ thanh khoản yếu này mà chỉ chuyển nó thành việc đặt cược vào tín nhiệm của một ngân hàng. Một ngày nào đó sự đặt cược đó sẽ đi sai đường.

Thậm chí một số người trong ngành còn lo sợ về sự phong phú của các phương tiện mới. Một sai lầm có thể làm giảm toàn bộ sức hấp dẫn của các ETF. "Có những sản phẩm thậm chí không thực sự là quỹ được gọi là các ETF," bà Deborah Fuhr của BlackRock nói. "Nguy cơ nhầm lẫn, thất vọng và vỡ mộng trong các nhà đầu tư sẽ rất tiêu cực đối với ngành công nghiệp ETF."

Các loại phí quản lý quỹ luôn ăn vào lợi nhuận của nhà đầu tư. Các ETF là một cách tuyệt vời để nhà đầu tư giữ tiền của mình tốt hơn. Dù vậy, giống như một đứa trẻ hiếu động, ngành tài chính không bao giờ có thể để mọi thứ tốt đẹp.

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Quỹ đầu tư ETF là gì? Empty Quá trình tiến hóa Darwin của các quỹ đầu tư ETF

Bài gửi by Admin Mon Feb 04, 2013 3:27 pm

Các ETF cũng giống như nhiều sản phẩm các trong ngành tài chính, luôn luôn thay đổi và cạnh tranh đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng.

Nếu tiêu chuẩn hóa là một cách để những cải cách tài chính được phổ biến thì sự đột biến lại khác. Bằng cách thử nghiệm mạnh mẽ với các sản phẩm mới, ngành tài chính có thể đạt tới những phép lặp hiệu quả, và một khi điều gì đó giữ lại được, một loạt những thay đổi theo chiều hướng tăng sẽ theo sau khi các hãng cạnh tranh giành khách hàng.

"Bất kỳ ý tưởng tốt nào cũng sẽ ngay lập tức bị sao chép và tuyên truyền như một loại virus", Robert Litan làm việc tại Kauffman Foundation nói. "Nếu nó là một virus xấu thì sau đó bạn sẽ có một đại dịch."

Ngành tài chính có rất ít bằng sáng chế. Phần bán lẻ, có một số nỗ lực nhằm bảo vệ các công nghệ mới, nhưng với các hoạt động kinh doanh thị trường vốn thì đó không phải là một ưu tiên. Trong một xếp hạng các doanh nghiệp toàn cầu nhượng quyền bằng sáng chế tại Mỹ năm 2011, do Cơ quan bằng sáng chế IFI CLAMIMS soạn thảo, hãng tài chính đầu tiên trong danh sách là American Express - xếp vị trí thứ 259.

Lý do có thể là vì trên các thị trường vốn những ý tưởng đòi hỏi thanh khoản tăng lên: càng nhiều tổ chức sao chép một công cụ, thì thanh khoản có thể ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, việc sao chép cũng trở nên dễ dàng.

"Một sản phẩm tài chính là khái niệm bạn có thể nhận được," Wilson Ervin, cố vấn cao cấp tại Credit Suise phát biểu. "Bạn chỉ cần giấy và mực." Một bằng sáng chế phải được công bố sau khoảng 1 năm, cho phép các đối thủ thiết kế xung quanh nó. Trong mọi trường hợp, tiền tệ hóa một ý tưởng ngay lập tức mở ra cánh cửa sao chép bởi những yêu cầu công bố thông tin theo luật chứng khoán. Ông Evrin nghĩ rằng các doanh nghiệp phải có khoảng 3 tới 4 tháng trước khi các sản phẩm cạnh tranh xuất hiện. Điều đó chẳng giúp được gì khi khách hàng mua sắm xung quanh để xem liệu họ có thể có được sản phẩm cùng loại với giá rẻ hơn từ hãng khác.

Còn có những rào cản kỹ thuật và văn hóa khi sử dụng các bằng sáng chế, theo Karren Hagberg từ hãng luật Morrison và Foerster. Những mục tiêu cho việc cưỡng chế thực hiện sẽ là các tổ chức tài chính khác và họ e ngại việc kiện lẫn nhâu. Kết quả là, các phiên tòa trước đây yêu cầu đưa ra phán quyết về các trường hợp vi phạm bằng sáng chế khá ít trong ngành dịch vụ tài chính. Nếu không tồn tại một cơ quan lập pháp cung cấp một số cái nhìn sâu sắc về việc các phiên tòa sẽ quyết định các vấn đề có liên quan thế nào trong tương lai, chẳng hạn như những gì cấu thành hành vi xâm phạm và làm thế nào để tính toán thiệt hại, việc yêu cầu các luật sư mang rủi ro cao hơn. Thay vào đó, các sản phẩm được cho phép nhân lên, biến đổi theo tốc độ của riêng mình, và không phải lúc nào cũng theo hướng lành mạnh.

Một vài công cụ để đóng gói sự biến đổi của các sản phẩm tài chính như các quỹ giao dịch chỉ số (ETF). Không một ai có thể nói xấu khái niệm này. Được Sở giao dịch chứng khoán Toronto cho ra đời vào cuối những năm 1980, ETF về bản chất là một quỹ tương hỗ giá rẻ: một rổ các chứng khoán dõi theo một chỉ số, được gói trong một cấu trúc quỹ và được niêm yết trên sàn giao dịch để nhà đầu tư có thể mua vào bán ra bất cứ khi nào họ muốn. Chúng rẻ và hiệu quả về thuế, chúng cho phép các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp cận các danh mục đầu tư tài sản đa dạng vốn trước đây chỉ là của riêng các nhà đầu tư tổ chức.

Mặc dù vậy, sản phẩm không ngay lập tức có được đà tăng trưởng. Theo Dan Draper, người điều hành hoạt động kinh doanh ETF của Credit Suisse, dấu hiệu tăng trưởng ngoạn mục chỉ xuất hiện sau khi bong bóng dotcom sụp đổ chỉ ra tầm quan trọng của việc đa dạng hóa. Sự gia tăng tư vấn tài chính dựa trên phí cũng đẩy nhiều nhà đầu tư hơn về phía các ETF. Trong những năm gần đây, công cụ này đã tạo dựng cho mình động lực to lớn, và khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 cũng chẳng làm chậm tốc độ của nó. Số lượng các ETF trện thị trường Mỹ mọc lên như nấm, từ 343 năm 2006 lên tới 1.098 vào tháng 12/2011.

Một báo cáo gần đây của McKinsey dự báo rằng các tài sản toàn cầu dưới sự quản lý của các sản phẩm giao dịch (ETP), một vũ trụ rộng lớn hơn của các sản phẩm theo dõi danh mục đầu tư được niêm yết, có thể tăng từ khoảng 1.500 tỷ USD năm 2010 lên 3.100 tỷ USD tới 4.700 tỷ USD năm 2015.


Quỹ đầu tư ETF là gì? Etf1
Tài sản của các quỹ ETF.

Sự sáng tạo lan tỏa của tài chính một lần nữa hiện ra toàn diện. Bạn có thể mua các ETF tuân thủ luật Hồi giáo, đầu tư vào các cổ phiếu năng lượng sạch, tập trung vào nợ chính quyền địa phương các thị trường mới nổi, và nhiều, nhiều nữa. "Chúng tôi sẽ ngừng tạo ra các ETF khi bạn ngừng tạo ý tưởng," website của iShares, bộ phận ETF của BlackRock tự hào tuyên bố. Các sản phẩm giao dịch chỉ số khác cho phép nhà đầu tư tiếp cận với các loại hàng hóa, từ vàng tới bạch kim. Tháng 8/2011, SPDR Gold Trust nhanh chóng giành được vị trí ETF lớn nhất thế giới từ một quỹ mô phỏng theo chỉ số S&P 500.

Điều đó trông như thể chiến thắng cho các nhà đầu tư trước nhà quản lý quỹ. Tuy nhiên, các ETF đã mất đi một phần hình ảnh của mình trong thời gian gần đây khi tranh luận về rủi ro tiềm tàng của chúng ngày càng lớn hơn. Ý kiến tranh luận bắt đầu vào mùa xuân năm 2011 khi cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), cơ quan giám sát toàn cầu, lên tiếng lo ngại về những cái bẫy ẩn giấu của công cụ này. Nó được đưa ra tranh luận mạnh mẽ hơn bởi những bất đồng gay gắt trong ngành về việc các loại sản phẩm nào thì nên được dán nhãn ETF. Điều này cho thấy việc kiểm soát sự phát triển của các cải cách tài chính khó khăn đến đâu.

Tóm lại, có hai lo ngại về các ETF. Một là chúng đã có thành công đáng kể, và chúng không rõ ràng. Thành công của chúng là điều gì đó mà các nhà quản lý băn khoăn nhiều hơn là ngành: trong lĩnh vực tài chính, bất cứ hệ thống nào cũng có nguy cơ tiềm tàng. Quy mô chuẩn xác của thị trường ETF là tương đối so với số tài sản toàn cầu ước tính thuộc quyền kiểm soát của các nhà quản lý quỹ, khoảng 100.000 tỷ USD hoặc hơn. Tuy nhiên, các tổ chức ở trung tâm của nó - nói riêng, các ngân hàng đầu tư như Deutsche Bank và Societe Generale nói chung là cực lớn, khiến người ta lo lắng rằng khủng hoảng ETF có thể lan rộng hơn. Và sự phát triển nhanh chóng trong chính bản thân các ETF cũng đủ để gây lo ngại.

Không thể tìm hiểu


Quỹ đầu tư ETF là gì? ETF6

Nếu các ETF vẫn là các sản phẩm béo bở như thời kỳ đầu, các nhà quản lý sẽ chẳng mấy lo ngại về chúng. Điều khiến họ lo lắng là sự thiếu rõ ràng của công cụ này. Ngành tài chính vẫn bị chi phối bởi các sản phẩm hữu hình, các nhà quản lý quỹ ra ngoài và mua từng thành phần của chỉ số mà họ theo dõi.

Tuy nhiên, có một phần thị trường ETF, chiếm chưa tới 10% tài sản toàn cầu được quản lý và tập trung tại châu Âu, là sản phẩm "tổng hợp". Điều này nghĩa là lợi nhuận được tạo ra bởi quỹ tới từ một sự hoán đổi với một đối tác, thường là một chi nhánh của nhà quản lý quỹ. Thay vì sử dụng tiền mặt của các nhà đầu tư để mua các chứng khoán cơ bản, tiền được đưa vào một rổ tài sản thế chấp mà lợi nhuận được hoán đổi với một đối tác để đổi lấy lợi nhuận của chỉ số đang được nhắm tới.

Điều đó khiến nhiều người kinh hãi bởi nó chỉ ra rủi ro đối tác cho các nhà đầu tư. Nếu đối tác hoán đổi vỡ nợ, nhà đầu tư sẽ còn lại một rổ tài sản thế chấp như chứng khoán. Tài sản thế chấp này có thể chẳng có chút tương đồng nào với tài sản mà ETF đó theo dõi bên ngoài. Một số nhà quản lý lo ngại các ngân hàng cố ý chọn các cấu trúc tổng hợp để họ có thể phá giá các tài sản thanh khoản kém của họ trong rổ tài sản thế chấp và nhận nguồn tài trợ mà họ đáng ra không thể có.

Lo ngại rằng một số nhà đầu tư có thể không hiểu họ đang tự đẩy mình vào việc gia hạn cho các sản phẩm khác. Trái phiếu giao dịch chỉ số (ETN), nghe có vẻ giống các ETF nhưng chúng là các công cụ nợ không được đảm bảo về cơ bản do các ngân hàng phát hành. Một dạng khác của ETF được tạo thành bởi đòn bẩy và tìm cách mang lại lợi nhuận hàng ngày tiếp xúc đặc biệt với một tác động "kép". Tưởng tượng mức tăng 10% của khoản đầu tư 100 USD trong ngày một, sau đó là giảm 10% trong ngày hai: giá trị của khoản đầu tư sẽ kết thúc ở 99 USD chứ không phải 100 USD như nhiều người giả sử. Hiện nay, tùy chọn đòn bẩy được thiết kế để tăng gấp đôi động lực của hoạt động đầu tư, vì thế, mỗi ngày sẽ ghi nhận sự thay đổi 20%: kết quả sẽ là khoản đầu tư giờ chỉ còn giá trị 96 USD. Tác động kép này cũng đúng với các ETF nghịch đảo, vốn được thiết kế để tạo ra tiền khi thị trường giảm. Những rủi ro vốn có trong các sản phẩm đòn bẩy và nghịch đảo tự phơi bày nhiều nhất trong các thời kỳ biến động.

Trong tháng 10, BlackRock tự đặt mình ở phía bên các thiên thần bằng cách phát hành một tài liệu kêu gọi tiết lộ rõ ràng hơn về các sản phẩm được bảo đảm bởi các phái sinh, để nhà đầu tư rõ hơn về danh tính của đối tác, thành phần của các tài sản thế chấp, và để sử dụng nhiều đối tác chứ không chỉ một đại lý hoán đổi duy nhất.Nó cũng phác thảo đề suất phân loại chính thức các sản phẩm giao dịch chỉ số để chỉ một số công cụ được gọi là ETF.

Các đối thủ cho rằng cách tiếp cận của BlackRock chỉ mang lại lợi ích cho chính hãng đó: hãng là một trong ba nhà cung cấp chủ yếu tại Mỹ và cung cấp một loạt các sản phẩm chiếm gần hết các ETF vật chất. Các nhà cung cấp ETF tổng hợp tranh luận rằng cũng có tất nhiều rủi ro đối tác trong các quỹ vật chất hữu hình, bởi chứng khoán của các quỹ này thường được cho các nhà đầu tư khác vay để đổi lấy tài sản thế chấp. Các sản phẩm phái sinh cũng là một đặc trưng của thị trường ETF tại châu Âu. Những sản phẩm tổng hợp được quản lý chặt chẽ bởi các quy định của EU.

Chuyển động liên tục

Bản chất của tài chính là thử nghiệm không bao giờ ngưng và vì thế, các ETF cũng vậy. Áp lực đổi mới sẽ tăng tính cạnh tranh. Báo cáo của McKinsey cho rằng số lượng các nhà quản lý ETF tại Mỹ đã tăng gấp 10 lần trong thập kỷ qua, điều đó đảm bảo ngành này sẽ tiếp tục thúc đẩy các sản phẩm mới.

Vẫn còn nhiều khả năng phát triển cho các ETF vật chất hữu hình, không chỉ trong cổ phiếu mà còn cả trái phiếu. Các sản phẩm cũng hướng tới các khu vực khác hơn bao giờ hết để mang tới lợi nhuận cao hơn. điều có thể đẩy mọi việc tới một hướng khác và yêu cầu sử dụng nhiều sản phẩm phái sinh hơn để nhân rộng các tiếp xúc mong muốn.

Tất cả những khả năng này đòi hỏi các cơ quan giám sát tài chính tiếp tục cảnh giác. Báo cáo của FSB chỉ ra rằng phân loại từ các chứng khoán thành các tài sản khác đồng nghĩa với việc chuyển dịch tới các thị trường có thanh khoản thấp hơn chẳng hạn. Nếu một ETF đang hoạt động, các nhà đầu tư đôi khi không biết có gì trong danh mục đầu tư của mình, các nhà quản lý đặt cược tùy ý và không mấy minh bạch. Sự cạnh tranh khốc liệt hơn cũng sẽ khuyến khích các nhà cung cấp kiếm tiền nhiều hơn từ việc cho vay chứng khoán, nghĩa là thậm chí các nhà đầu tư sản phẩm vật chất cũng có thể tiếp cận với những mức độ ngày càng cao của rủi ro đối tác.

Toàn bộ các hình thức phát triển sẽ tăng trọng lượng của ETF trong việc xác định giá cổ phiếu là viễn cảnh khiến nhiều người lo lắng.

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Quỹ đầu tư ETF là gì? Empty Quỹ đầu tư - theo Wikipedia

Bài gửi by Admin Sat Mar 23, 2013 10:15 am

Quĩ đầu tư mở là một quĩ đầu tư tập thể cho phép phát hành thêm và mua lại cổ phiếu đã phát hành bất cứ lúc nào. Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của những quĩ như vậy trực tiếp từ công ty quản lý quĩ, hoặc thông qua một hãng môi giới.

Quĩ đầu tư mở khá phổ biến ở hầu hết các nước phát triển, tuy nhiên thuật ngữ và qui tắc hoạt động có thể hơi khác nhau. Ví dụ: ở Mỹ người ta gọi nó là mutual fund (quĩ tương hỗ), ở Anh là Unit trusts (đơn vị ủy thác đầu tư) hoặc OEIC (công ty đầu tư mở rộng), còn hầu hết các nước châu Âu gọi nó là SICAV (công ty đầu tư không cố định vốn). Hầu hết các quĩ mở là các quĩ quản lý tích cực, tuy nhiên cũng có một số quĩ mở lại áp dụng chiến lược đầu tư thụ động.

Một quĩ đầu tư mở được chia đều làm nhiều cổ phần (hoặc đơn vị) mà giá của nó có thể thay đổi với một tỉ lệ cố định theo giá trị thuần của quĩ. Mỗi khi có thêm tiền được đầu tư vào quĩ, lại có một lượng cổ phiếu tương ứng được tạo ra phù hợp với giá cổ phiếu hiện hành, ngược lại, mỗi khi một số lượng cổ phiếu nhất định được quĩ mua lại thì một lượng tài sản tương ứng cũng được bán ra. Theo cách thức này, không bao giờ có dư cung hay cầu đối với cổ phiếu quỹ đầu tư mở, và chúng luôn phải ánh đúng giá trị của các tài sản gốc. Giá cổ phiếu quĩ, hay giá trị tài sản thuần (NAV), được tính toán bằng cách chia tổng tài sản của quĩ sau khi đã trừ đi các khoản nợ cho số cổ phiếu đang lưu hành.

NAV = (Tổng tài sản - Tổng nợ)/(số cổ phiếu đang lưu hành)

Công việc tính toán này thường được thực hiện vào cuối mỗi ngày giao dịch, đó là lý do khiến các nhà đầu tư chỉ mua được cổ phiếu của các quĩ mở vào cuối ngày giao dịch.

Khi các nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phiếu của quĩ, anh ta có thể phải chịu một mức phí nhất định, trong trường hợp này, quĩ này là một quĩ "có tải"; nếu quĩ không thu phí đó, thì đây là một quĩ "không tải". Tuy nhiên, những người môi giới thường vẫn thu một mức hoa hồng nhất định đối với việc mua cổ phiếu quĩ, cho dù đó là quĩ "không tải". Ngoài ra còn có các loại phí khác như phí duy trì, và phí rút vốn để hạn chế việc các cổ đông liên tục "nhảy ra" - "nhảy vào"

Ngược lại với quĩ đầu tư mở là các quĩ đầu tư đóng.

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Quỹ đầu tư ETF là gì? Empty Re: Quỹ đầu tư ETF là gì?

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết