Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết

Go down

Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Empty Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết

Bài gửi by Admin Mon Jan 28, 2013 10:54 am

Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết


Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Ky-nguyen-outsourcing-ket-thuc
Mức lương tại Trung Quốc, Ấn Độ dần bắt kịp Âu, Mỹ. Trong khi Việt Nam hay Indonesa dù lương thấp nhưng thua về chuỗi cung ứng, chi phí vận chuyển cao.

Đầu tháng này, các quan chức địa phương tại thành phố Whitsett, Bắc Carolina, sẽ cùng nhau dự lễ cắt băng khánh thành một cơ sở sản xuất mới ở nơi đây. Thời điểm dây chuyền sản xuất mới bắt đầu hoạt động cũng đồng thời đánh dấu một sự kiện mà bấy lâu nay nhiều người cho là không thể: Nước Mỹ một lần nữa sẽ tự tay mình sản xuất máy tính.

Thị trường sản xuất máy tính khổng lồ của nước Mỹ dường như đã bị lãng quên từ 30 năm trước, và đại đa số những chiếc máy tính xách tay được sản xuất tại châu Á.

Năm 2008 và 2010, hãng sản xuất máy tính Dell đã cho đóng cửa 2 nhà máy sản xuất ở Mỹ để chuyển dây chuyền sang Trung Quốc.

HP cũng chỉ một nhà máy sản xuất màn hình máy tính nhỏ tại quê nhà. Trong khi đó, một nhà cơ sở sản xuất máy tính đang được xây dựng ở Mỹ cũng không phải là của doanh nghiệp bản địa, mà là của Lenovo, tập đoàn công nghệ thành công bậc nhất Trung Quốc.

Năm 2005, Lenovo mua lại công ty ThinkPad của IBM và trở thành công ty sản xuất máy tính cá nhân (PC) lớn nhất thế giới, vượt mặt đối thủ HP.

Sự lớn mạnh của Lenovo cũng đánh dấu chương mới nhất trong câu chuyện toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra kể từ thập niên 1980. Tư tưởng ban đầu của mô hình gia công ở nước ngoài khởi nguồn từ các doanh nghiệp phương Tây, với lập luận rằng việc thuê sản xuất ngoài sẽ giúp tiết kiệm một nguồn chi phí lớn khi hoạt động sản xuất được gửi sang nước khác có chi phí lao động thấp hơn.

Mô hình sản xuất ở nước ngoài có nghĩa doanh nghiệp sẽ chuyển mọi hoạt động sản xuất ra bên ngoài biên giới quốc gia, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Mô hình này cũng bao gồm cả việc thuê gia công ngoài, trong đó các doanh nghiệp sẽ thuê các nhà thầu bên ngoài cho mỗi công đoạn gia công. Thuê gia công có thể thực ở trong hoặc ngoài nước, song mô hình sản xuất ở nước ngoài thì hoàn toàn ở ngoài biên giới quốc gia.

Trong suốt nhiều thập kỷ, mô hình sản xuất này quả thực rất hiệu quả và đem đến thành công rực rỡ. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, các công ty bắt đầu phải xem xét lại những dấu chân mà họ đã đặt lên khắp toàn cầu.


Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết 26
Mô hình sản xuất và thuê ngoài thực sự mang lại rất nhiều thành công cho các
doanh nghiệp trong quá khứ.

Lý do đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự "chênh lệch" về chi phí lao động của lực lượng lao động toàn cầu, động lực khiến các công ty có dây chuyền sản xuất ra nước ngoài, đang dần biến mất.

Trong thập kỷ qua, lương của người lao động ở Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng từ 10-20%, trong khi lương ở Mỹ và châu Âu bắt đầu bị các nước bắt kịp.

Tại nhiều quốc gia khác, bao gồm Việt Nam, Indonesia và Philippines, mức lương còn khá thấp, song trình độ sản xuất vẫn thua kém Trung Quốc về quy mô, mức độ hiệu quả cũng như thua cả về chuỗi cung ứng. Mặc dù vẫn có sự chênh lệch lớn về mức lương giữa nhiều khu vực khác nhau của thế giới, song bù lại, những yếu tố khác như chi phí vận chuyển lại khá cao.

Chi phí lao động của Lenovo tại Bắc Carolina hiện vẫn cao hơn so với các nhà máy ở Trung Quốc hay Mexico, trong khoảng cách này đã thu hẹp đáng kể. Do đó, sẽ không có gì quá khó hiểu khi Lenovo cân nhắc rút dây chuyền sản xuất khỏi các thị trường mới nổi. Chủ tịch tập đoàn Lenovo khu vực Bắc Mỹ, ông David Schmoock, nhận định do quá trình sản xuất được tự động hóa nhiều hơn, chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất chung đang giảm đi rõ rệt.

Lý do thứ 2, nhiều công ty Mỹ nhận ra rằng họ đã đi quá xa với mô hình gia công ở nước ngoài và cần thiết phải trở lại quê nhà. Nhiều công ty nổi danh như Google, General Electric, Caterpillar và Ford đang chuyển dần hoạt động sản xuất trở về nước Mỹ hoặc cho xây mới thêm nhà máy ở Mỹ. Tháng 12 năm ngoái, hãng Apple cũng cho biết sẽ bắt đầu xây dựng một dây chuyền sản xuất máy tính Mac tại Mỹ vào cuối năm 2013.

Việc lựa chọn một địa điểm tốt cho quá trình sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ là một loại hình khoa học thiếu chính xác và không ít công ty đã sai lầm. Giáo sư về chiến lược cạnh tranh tại Trường kinh doanh Đại học Harvard, ông Michael Porter, cho biết khi theo đuổi chiến lược mua bán và sáp nhập không hiệu quả, nhiều công ty đã nếm mùi thất bại đau đớn và buộc phải đưa ra những điều kiện khắt khe hơn đối với lĩnh vực này.

Mô hình gia công ở nước ngoài cũng tương tự như vậy, nhiều giám đốc điều hành (CEO) đã quá vội vàng khi chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài với quy mô lớn. Tại châu Âu, các doanh nghiệp không hăng hái với việc sản xuất ở nước ngoài như Mỹ, trong khi đó, một số lượng nhỏ các doanh nghiệp nhận ra sai lầm cũng bắt đầu quay về quê nhà, ông cho biết.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp giờ đây nhận ra việc gia công ở nước ngoài có những nhược điểm chết người về khoảng cách địa lý. Khoảng cách quá xa khiến chi phí vận chuyển nửa vòng Trái Đất bằng đường biển tăng vọt, chưa kể phải mất vài tuần hàng hóa mới tới được địa điểm dự kiến. Họ cũng nhận ra rằng việc thuê gia công ở nước ngoài trong khi tiếp tục duy trì hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ở quê nhà có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đổi mới.

Giải pháp cho vấn đề này đó là chuyển cả hoạt động R&D ra nước ngoài, song như thế lại nảy sinh một nhược điểm khác: Nguy cơ bị mất tài sản sở hữu trí tuệ. Chưa kể còn những rủi ro khác như chiến tranh, thảm họa tự nhiên có thể làm ảnh hưởng hoặc gián đoạn tới chuỗi cung ứng tại quê nhà.

Lý do thứ 3, các doanh nghiệp đang nhanh chóng từ bỏ mô hình sản xuất mọi thứ tại chỗ với chi phí thấp để cung cấp cho phần còn lại của thế giới. Trung Quốc giờ đây không còn được xem là địa điểm sản xuất giá rẻ như trước, mà đã trở thành một thị trường khồng lồ.

Ngày nay, lý do chính khiến các công ty đa quốc chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài là vì họ muốn tiếp cận người tiêu dùng tại các thị trường lớn một cách nhanh chóng. Nhưng cách tư duy này lại hoàn toàn không giống với tư tưởng chung của mô hình gia công ở nước ngoài cách đây 3 thập kỷ.

Thay vào đó, cách làm này chỉ đơn thuần chuyển hoạt động gia công vào thị trường nơi nó cung cấp sản phẩm. Chẳng hạn, dây chuyền sản xuất điện thoại của Siemens hiện tại đa phần nằm ở Trung Quốc và Ấn Độ, bởi đây là 2 thị trưởng lớn nhất của công ty, tương tự như trước kia là Mỹ và Đức.

Các công ty ngày nay mong muốn được ở ngay trong, hoặc ở gần, thị trường tiêu thụ lớn nhất của họ, để nhanh chóng nắm bắt nhu cầu khách hàng và nhanh chóng đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu ở địa phương. Giám đốc điều hành Bombardier - nhà sản xuất máy bay và tàu hỏa của Canada - ông Pierre Beaudoin cho biết hãng đã chuyển dây chuyền sản xuất vào Trung Quốc. Giờ đây, Bombardier ở Trung Quốc và vì lợi ích của Trung Quốc.

Bản thân Lenovo, một công ty Trung Quốc, cũng có một nhà máy riêng ở quê nhà. Lý do Lenovo chuyển sản xuất vào Mỹ là do họ muốn nắm bắt nhu cầu của khách hàng Mỹ và nhanh chóng đáp ứng. Nếu họ tiếp tục ở Trung Quốc, sẽ phải mất 6 tuần những sản phẩm của họ mới tới được tay người tiêu dùng.



Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết 16
Đã đến lúc các doanh nghiệp phải từ bỏ mô hình sản xuất thuê ngoài để hướng tới một
mô hình khác phù hợp hơn.

Theo logic này, Mỹ, châu Âu có thể thu hút thêm nhiều khoản đầu tư mới trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tìm kiếm sự hiện diện lớn hơn trên chính thị trường tiêu dùng của họ. Không chỉ các doanh nghiệp phương Tây mới tìm cách đem dây chuyền sản xuất về quê nhà, ngay cả các công ty lớn ở những thị trường mới nổi như Lenovo hay Tata Group cũng đang tìm cách khuếch trương thương hiệu, năng lực sản xuất và nhân công ở phương Tây.

Sự thay đổi lớn lao này không chỉ diễn ra trong lĩnh vực sản xuất mà còn ngay cả trong các ngành dịch vụ. Các doanh nghiệp lập trình phần mềm, tổng đài hoặc quản lý dữ liệu chính là những đối tượng đầu tiên muốn di chuyển. Tiếp theo đó là những doanh nghiệp dịch vụ phức tạp hơn như y tế, phân tích và ngân hàng đầu tư.

Có thể nói, cốt lõi của mô hình gia công ở nước ngoài truyền thống đó là tìm kiếm chi phí lao động rẻ hơn. Theo thời gian, mô hình này đã được cải tiến, loại bỏ một số nhược điểm và giữ lại những ưu điểm. Tuy nhiên, những sự thay đổi đó không làm các tập đoàn đa quốc gia trở nên kém toàn cầu hóa hơn, mà chỉ khiến họ phải phân phối lại hoạt động một cách đồng đều hơn, có chọn lọc hơn và phải cân nhắc nhiều yếu tố hơn, chứ không đơn thuần chỉ nhắm vào chi phí lao động.

Bên cạnh đó, sự thay đổi lớn như vậy còn đem đến cơ hội cho những nước giàu và người lao động ở đó. Họ có cơ hội để giành lại những ngành công nghiệp và hoạt động sản xuất mà họ đã tự đánh mất hàng thập kỷ qua. Ngoài ra, các nước phát triển cũng sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn để thắng các nước mới nổi có ưu thế về lao động giá rẻ, bằng cách đầu tư mạnh mẽ nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng cho lực lượnglao động, cũng như giúp người lao động linh hoạt và nhiệt tình hơn trong quá trình sản xuất.

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Empty Re: Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết

Bài gửi by Admin Fri Feb 01, 2013 2:53 pm

Thuê ngoài mang lại lợi ích kinh tế to lớn nhưng cũng phải trả giá đắt về chính trị.

Ngày xưa, các hãng sản xuất/chế tạo tại các nước giàu phần lớn sản xuất tại chỗ để phục vụ thị trường nội địa, và hầu hết mọi hàng hóa dịch vụ được sản xuất gần nơi tiêu thụ. Sau đó, các công ty/hãng phương Tây bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất/chế tạo ra nước ngoài trên quy mô lớn. Đến những năm 1980 mô hình thuê ngoài được thiết lập một cách tương đối hoàn thiện. Dòng chảy này theo một hướng từ nước giàu đến những nơi có nguồn nhân lực đủ kỹ năng nhưng giá rẻ hơn nhiều.

Dù có nói hay không thì chi phí lao động thấp hơn luôn là lý do chính. Sự sống còn của nhiều hãng đang bị đe dọa trước việc đối thủ cạnh tranh liên tục hạ giá bán. Việc này thường kéo theo tình trạng đóng cửa hoặc giảm công suất nhà máy tại Mỹ và châu Âu khi nhiều nhà máy mới được mở tại Trung Quốc, Mexico, Đài Loan, Thái Lan, Đông Âu hoặc bất kỳ nơi nào có chi phí thấp hơn.

Triết lý cơ hội này được Jack Welch, giám đốc điều hành GE, lột tả xuất sắc nhất. Ông cho rằng chiến lược lý tưởng của một công ty toàn cầu là tất cả nhà máy sản xuất của mình trên một con thuyền lớn, đi đến khắp nơi trên thế giới để tận dụng mọi lợi thế ngắn hạn ở nhiều nền kinh tế và tỷ giá hối đoái.

Thuê ngoài mang lợi lợi ích kinh tế to lớn. Đối với công nhân tại các nước có chi phí thấp, thuê ngoài có nghĩa là có thêm việc làm và mức sống được nâng lên. Công nhân tại nước giàu có thể chuyển công việc cực nhọc cho người khác. Đối với giới doanh nghiệp, chi phí lao động thấp hơn mang lại lợi nhuận cao hơn. Người tiêu dùng phương Tây được tiếp cận với nhiều nguồn hàng hóa hơn với giá thấp hơn rất nhiều nếu hoạt động sản xuất tiếp tục được duy trì tại quê nhà.

Nhưng chuyển hoạt động sản xuất từ phương Tây sang phương Đông cũng góp phần làm biến mất một số việc làm tại nước giàu, nhất là những công việc không cần nhiều kỹ năng, nhưng giúp làm gia tăng tầng lớp trung lưu. Thuê ngoài trở thành một đặc điểm của toàn cầu hóa – đặc điểm mà công nhân tại thế giới phát triển ghét bỏ và lo sợ nhất. Khoảng một thập kỷ trước, nhiều hãng/công ty nhận ra rằng họ có thể sử dụng internet để chuyển hoạt động công nghệ thông tin, nội cần và hậu cần sang các nước như Ấn Độ và Philippines. Ngành công nghiệp thuê ngoài của Ấn Độ thực sự đã cất cánh và tiếp tục tăng trưởng.

Việc làm trong ngành sản xuất/chế tạo và dịch vụ rời khỏi nước giàu đang là chủ đề tranh luận gay gắt do những định nghĩa khác nhau và các công ty không công bố con số cụ thể. Nếu một nhà máy đóng cửa và một nhà máy khác khai trương ở nửa kia bán cầu, kết quả rất rõ ràng, nhưng nếu một hãng/công ty của Pháp vẫn giữ lại toàn bộ số công nhân tại quê nhà đồng thời tăng công suất tại Marocco để bán hàng vào Pháp, thế có phải là việc làm đã được chuyển ra nước ngoài? Các con số ước tính có thể chênh nhau hàng chục triệu, nhưng Alan Blinder, giáo sư kinh tế học tại Đại học Princeton, năm 2006, đã viết rằng thuê ngoài dịch vụ có thể khiến khoảng 40 triệu việc làm của người Mỹ chuyển sang Ấn Độ và các nước mới nổi khác.

Những dự báo gây chú ý như vậy đang gây ra tình trạng báo động. Trong cuộc khảo sát của NBC News và Wall Street Journal năm 2010, 86% người Mỹ được hỏi cho biết mô hình thuê ngoài của các công ty/hãng nội địa là nguyên nhân chính gây ra những khó khăn kinh tế của nước này. Chính phủ mới của Pháp đã bổ nhiệm bộ trưởng Arnaud Montebourg trong một nỗ lực chống lại hiện tượng “di rời”. Thủ tướng Đức, Angela Merkel, cũng bày tỏ mối lo ngại về việc liệu sau 20 năm nữa nước này có còn sản xuất xe hơi nữa hay không.

Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao tại các nước phương Tây sau khủng hoảng tài chính 2007-2008 đã khiến người dân ở nhiều nước thù ghét mô hình thuê ngoài đến mức nhiều công ty hiện đang lưỡng lự có tham gia vào mô hình này hay không. Mối lo ngại của người dân về vấn đề này cũng khích lệ các chính trị gia chỉ trích rằng chính mô hình thuê ngoài của các công ty đang làm cho tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng hơn.

Chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Barack Obama hồi năm ngoái cũng viện dẫn rằng đối thủ Đảng Cộng hòa, Mitt Romney, đã chuyển hàng nghìn việc làm ra nước ngoài khi ông này góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân (private equity). Đổi lại, ông Romney đã công kích hãng sản xuất xe hơi Chrysler về kế hoạch sản xuất xe Jeep tại Trung Quốc.

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Empty Re: Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết

Bài gửi by Admin Mon Feb 04, 2013 11:20 am

Ngày càng nhiều công ty của Mỹ chuyển hoạt động sản xuất trở lại chính quốc

Năm 2005, ET Water Systems, công ty mới thành lập tại California, quyết định chuyển hoạt động sản xuất sang Trung Quốc. Giám đốc điều hành ET Water Systems, Mark Coopersmith, nhớ lại, vào thời điểm đó, phong trào “dịch chuyển” sang châu Á nhằm tận dụng lợi thế chi phí thấp hơn khá thịnh hành.

ET Water Systems, chuyên thiết kế và sản xuất thiết bị dẫn nước công nghệ cao cho nhiều doanh nghiệp, sớm gánh chịu thua lỗ, ít nhất không phải vì một số vốn lớn bị đọng trong các công hàng lớn
cần nhiều tuần để vận chuyển từ nửa kia bán cầu. Hoạt động cải tiến gặp nhiều trở ngại do khoảng cách giữa sản xuất và thiết kế, và chất lượng cũng là vấn đề.

Năm năm sau, khi khảo sát sự khác biệt giữa tổng chi phí sản xuất tại Trung Quốc và Mỹ, kể cả chi phí vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu và các loại phí khác, Mark Coopersmith kinh ngạc nhận thấy chi phí tại California chỉ cao hơn Trung Quốc 10%. Đây chỉ là con số tương đối, chưa tính đến những lợi ích vô hình của việc sản xuất tại các địa điểm gần kề. Đối tác sản xuất mới của ET Water System, General Electronics Assembly, đặt tại San Jose. Tuy vậy, ET Water System hiện sở hữu một cơ sở sản xuất tại Trung Quốc cùng với một lượng lớn công nhân có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á.


Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Dc2

Hiện có khoảng 100 doanh nghiệp có chiến lược “hồi hương” hoạt động sản xuất về Mỹ. Rõ ràng, ngày càng nhiều công ty đang lặng lẽ làm điều tương tự, từ công ty nhỏ như ET Water Systems đến những người khổng lồ như General Electric - hãng này năm ngoái đã chuyển hoạt động sản xuất máy giặt, tủ lạnh và máy sưởi từ Trung Quốc trở lại nhà máy tại Kentucky, cơ sở mà hãng dự định đóng cửa trước đó không lâu. Google cũng thu hút rất nhiều sự chú ý về quyết định sản xuất thiết bị giải trí Nexus Q tại San Jose.

Xu hướng hồi hương sản xuất phải được duy trì với tỷ lệ cân xứng. Hầu hết các công ty đa quốc gia đang hồi hương một số hoạt động sản xuất sản phẩm phục vụ thị trường Mỹ, và vẫn duy trì nhiều hoạt động tại nước ngoài. Đối với nhiều hãng/công ty lớn nhất, lượng công việc thuê ngoài vẫn lớn hơn lượng công việc được hồi hương. Ví dụ, Caterpillar sẽ khai trương nhà máy mới tại Texas để sản xuất máy xúc đào, nhưng cũng thông báo sẽ mở rộng các hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc.

Theo kết quả khảo sát hồi năm ngoái của Trường Kinh doanh Harvard (HBS), nhiều công ty vẫn quyết định không đặt cơ sở sản xuất tại Mỹ. Giáo sư Michael Porter và Jan Rivkin đã hỏi một số người tại HBS – những người đang điều hành doanh nghiệp – về lựa chọn địa điểm sản xuất, và nhận thấy nhiều người trong số họ quyết định rời khỏi nước Mỹ vì nghĩ rằng mức lương ở nước ngoài thấp hơn nhiều.

Một lý do quan trọng khác là có thể ở gần khách hàng tại các thị trường mới nổi quy mô lớn. Porter và Rivkin cho rằng các doanh nghiệp đang xem xét lại mô hình gia công thuê ngoài. Những doanh nghiệp này dần nhận thấy những chi phí từ lâu vẫn ẩn giấu của mô hình thuê ngoài. Tuy vậy, 2 giáo
sư cũng cho rằng, chính phủ Mỹ chưa tạo được môi trường kinh doanh đủ hấp dẫn để lôi kéo các công ty hồi hương.

Áp lực chính trị là điều hoàn toàn tự nhiên đối với các công ty muốn công khai những gì có vẻ giống như hồi hương hoạt động sản xuất. Lenovo cho biết quyết định đưa hoạt động sản xuất máy tính trở lại Bắc Carolina là một cách chăm sóc danh tiếng của hãng cũng như mang lại nhiều lợi ích trực tiếp. Giám đốc phụ trách chuỗi cung cấp toàn cầu của Lenovo, Gerry Smith, cho biết, ông nhận được hàng chục cú điện thoại của bạn đại học chúc mừng về động thái này.

Tuy nhiên, hiện hoạt động hồi hương đang chịu tác động của nhiều yếu tố. Kết quả khảo sát các công ty sản xuất của Mỹ do Tổ chức Tư vấn Boston (Boston Consulting Group – BCG) thực hiện tháng 4/2012, cho thấy, 37% số công ty được khảo sát có doanh số bán hàng năm đạt trên 1 tỷ USD cho biết, họ đang lên kế hoạch hoặc cân nhắc chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ.

Trong số các công ty lớn nhất, doanh số bán trên 10 tỷ USD, 48% đang hồi hương. Lý do phổ biến nhất được đưa ra là chi phí lao động tại Trung Quốc ngày một cao hơn. Năm ngoái, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tiến hành khảo sát 108 doanh nghiệp sản xuất toàn cầu của Mỹ, và kết quả là 14% số này có kế hoạch cụ thể để đưa hoạt động sản xuất trở lại nước Mỹ, 1/3 đang tích cực xem xét động thái tương tự.

Nghiên cứu hồi năm ngoái của Hackett Group, hãng chuyên tư vấn về gia công và thuê ngoài trụ sở tại Florida, cũng cho thấy kết quả tương tự. Dự đoán 2 năm tới, xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất từ các nước có chi phí cao sang các nước có chi phí thấp sẽ chậm lại, và hoạt động hồi hương sẽ tăng gấp 2 lần so với 2 năm trước. Michel Janssen, trưởng nhóm nghiên cứu của Hackett Group, cho biết “Mô hình gia công tại nước ngoài đang tiến đến trạng thái cân bằng [hoạt động gia công tại nước ngoài bằng 0].

Sự thay đổi quan trọng diễn ra trong thập kỷ vừa qua là mức lương tại các nước có chi phí thấp đã tăng lên. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mức lương tại châu Á giai đoạn 2000-2008 tăng 7,1-7,8%/năm.

Theo kết quả nghiên cứu gần đây của hãng tư vấn Hay Group, tiền lương trả cho vị trí quản lý cao cấp tại nhiều thị trường mới nổi, như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, hiện ngang bằng hoặc cao hơn Mỹ và châu Âu. Mặt khác, theo Viện Toàn cầu McKinsey, mức lương tại các nền kinh tế phát triển chỉ tăng 0,5-0,9%/năm cùng kỳ. Trong ngành sản xuất/chế tạo, khủng hoảng tài chính đã khiến mức lương sụt giảm đáng kể: mức lương thực tế trong lĩnh vực sản xuất/chế tạo của Mỹ giảm 2,2% kể từ năm 2005.

Trái lại, theo BCG, giai đoạn 2002-2005, lương và phúc lợi trung bình của công nhân nhà máy tại Trung Quốc tăng 10%/năm, và lên 19%/năm giai đoạn 2005-2010. Chính phủ Trung Quốc đang đặt mục tiêu mức tăng hàng năm lương tối thiểu đạt 13% vào năm 2015.

Đình công diễn ra ngày một nhiều hơn, và khi chúng diễn ra, theo lời của một giám đốc, chính phủ thường đề nghị giám đốc nhà máy ngay lập tức đáp ứng yêu cầu của công nhân. Sau những bất ổn về lao động, mức lương tại một số nhà máy tăng mạnh. Honda, hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản, sau cuộc đình công năm 2010, tăng 47% lương cho công nhân Trung Quốc. Foxconn, công ty con của Hon Hai Precision Industries, hãng Đài Loan chuyên gia công cho Apple và nhiều hãng công nghệ khác, đã tăng 2 lần mức lương cho công nhân tại tổ hợp nhà máy ở Thâm Quyến sau hàng loạt các vụ tử tự. Những rắc rối về lao động sẽ còn tiếp tục.

Đẩy tôi …


Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Trung-quoc

BCG từng cho rằng, những công ty không muốn chuyển hoạt động sản xuất sang các nước có chi phí thấp hơn đang đặt tương lai của họ vào tình thế nguy hiểm. Hiện giờ, BCG lại cho biết nhiều công ty sẽ đưa hoạt động sản xuất từ Trung Quốc trở về Mỹ. Theo chuyên gia tư vấn Hal Sirkin của BCG, đến năm 2015, chi phí sản xuất của nhiều ngành như máy tính, điện tử, máy móc, thiết bị, đồ điện và đồ gia dụng tại một số khu vực ở Mỹ sẽ ngang bằng tại Trung Quốc. Dự đoán này có tính đến nhiều loại chi phí trực tiếp, kể cả lao động, bất động sản và vận tải, cũng như chi phí gián tiếp như rủi ro chuỗi cung cấp.

Sau nhiều thập kỷ luôn phàn nàn về mức lương cao, điều kiện thoải mái và nhiều kỳ vọng vô lý của công nhân tại Mỹ và châu Âu, nhiều doanh nhân giờ đây lại đang kêu ca về công nhân Trung Quốc. Tham vọng của công nhân nước này ngày một tăng và họ ngày càng ít sẵn lòng làm thêm giờ những công việc buồn tẻ trong nhà máy. Bên cạnh đó, công nhân được bảo vệ nhiều hơn theo Bộ luật lao động mới ban hành năm 2008, kể cả quyền được ký hợp đồng dài hạn sau một năm làm việc, và công nhân nhận thức ngày một tốt hơn về quyền lợi của họ. Một chuyên gia tư vấn đã đùa rằng sa thải công nhân ở Trung Quốc giờ đây khó như ở Pháp.

Alain Deurwaerder, giám đốc điều hành nhà máy sản xuất mô-tô Ducati tại Thái Lan, cho biết, “Thị trường lao động Trung Quốc căng thẳng và quá tải đến mức tất cả lao động chất lượng cao đều kiệt sức, bạn phải tuyển dụng nhiều người có bằng cấp và năng lực thấp hơn, và như vậy, chất lượng trở thành vấn đề đau đầu”. Một giám đốc điều hành khác người châu Âu phàn nàn về tính liên tục thay đổi của lực lượng lao động Trung Quốc: “Nếu một ai đó phía bên kia đường trả thêm 50% lương, họ sẽ đi ngay lập tức”.

Lorne Schaefer, ông chủ Jenlo Apparel Manufacturing, công ty sản xuất đồ may mặc của Canada, đã khai trương nhà máy tại Lizhou, miền Nam Trung Quốc năm 2008 vì ông không thể tuyển thêm được công nhân tại quê nhà; người nhập cư gốc Trung Quốc và Việt Nam thế hệ thứ 2 ở Montreal không còn muốn làm việc trong ngành này. Hiện nay, Lorne Schaefer đang vấp phải vấn đề tương tự tại Trung Quốc.

Thế hệ công nhân mới nhất, số lượng ngày càng một giảm do chính sách một con của nước này, không còn hứng thú với công việc nặng nhọc trong nhà máy, họ cũng không muốn làm việc cho các công ty sản xuất hàng xuất khẩu vì tiêu chuẩn chất lượng tại đây cao hơn rất nhiều so với sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa. Do vậy, thậm chí trong các ngành cần nhiều lao động như dệt may, lợi ích chi phí mà Trung Quốc mang lại đang giảm rõ rệt.

Chỉ riêng chi phí lao động cao hơn là chưa đủ để thúc giục các công ty rời bỏ Trung Quốc. Đất nước này có chuỗi cung cấp phụ trợ cho các ngành công nghiệp tốt nhất thế giới và cơ sở hạ tầng hoạt động rất hiệu quả. Nhiều công ty/hãng đã đầu tư rất nhiều tiền của vào cơ sở của họ tại Trung Quốc.

Và những công ty ban đầu đến Trung Quốc chỉ để tìm kiếm chi phí lao động thấp hơn giờ đây muốn ở lại đây vì Trung Quốc đã trở thành thị trường tiêu thụ khổng lồ. Tuy vậy, Gordon Orr, chủ tịch phụ trách khu vực châu Á của McKinsey, cho rằng “quyết định tiếp tục đầu tư vào cơ sở sản xuất mới tại Trung Quốc ngày càng trở nên phức tạp và khó khăn”.

Một câu trả lời là đầu tư vào các nước khác có chi phí thấp. Ví dụ, Myanmar đang được chú ý nhiều
hơn khi có tin phương Tây sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế. Nhưng theo ông Sirkin, quy mô, kỹ năng và năng suất của lực lượng lao động nước này và các nước khác như Việt Nam và Campuchia, còn kém xa Trung Quốc. Hơn nữa, công nhân tại các nước này cũng đang đòi hỏi mức lương cao hơn và nhiều quyền lợi hơn.

Mexico, với lợi thế lớn nhờ có chung đường biên giới với Mỹ, đang được các công ty Mỹ cân nhắc đặt cơ sở sản xuất. Mức lương trung bình của công nhân nhà máy tại Mexico hiện chỉ cao hơn đôi chút so với Trung Quốc, trong khi thời gian vận chuyển hàng từ Mexico sang Bắc Mỹ chỉ được tính bằng ngày chứ không phải bằng tháng như Trung Quốc. Một số công ty như Chrysler thậm chí đang sử dụng Mexico làm cơ sở sản xuất cung cấp cho thị trường Trung Quốc. Mexico cũng trở thành trung tâm sản xuất quan trọng của ngành hàng không vũ trụ. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và tội phạm ma túy tràn lan có thể khiến nhiều công ty chùn bước.

Trong khi mức lương tại Trung Quốc tăng nhanh, chi phí tại Mỹ lại giảm. Việc chiết xuất thành công khí đốt tự nhiên từ đá phiến sét giúp cắt giảm đáng kể chi phí năng lượng. Hãng kế toán PricewaterhouseCoopers cho rằng, chi phí năng lượng tại Mỹ thấp hơn có thể tạo ra 1 triệu việc làm trong ngành sản xuất/chế tạo khi các doanh nghiệp xây nhà máy mới. Các công ty như Dow Chemical, chuyên về hóa chất, và Vallourec của Pháp, chuyên về ống thép, công bố các khoản đầu tư mới vào Mỹ nhằm tận dụng lợi thế về chi phí năng lượng và cung cấp thiết bị chiết xuất.

… và kéo bạn


Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Gc

Theo BGC, tại Mỹ không chỉ mức lương đang giảm hoặc chỉ tăng nhẹ mà đồng USD cũng đang yếu đi. Lực lượng lao động đang trở nên linh hoạt hơn và năng suất tiếp tục tăng. Tỷ lệ thất nghiệp cao khiến người lao động sẵn sàng đảm nhận công việc có mức lương thấp hơn, nhất là tại các bang miền Nam. Đây là những bang có “quyền làm việc” rất cao khi cho phép các cá nhân được tự quyết có cung cấp hỗ trợ tài chính cho công đoàn hay không,do vậy, tổ chức công đoàn tại đây có ít quyền lực hơn. Mối nguy thuê ngoài cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cắt giảm mức lương.

Một trong các bang miền Nam, Alabama, năm ngoái được khích lệ to lớn khi Airbus, hãng chế tạo máy bay châu Âu, cho biết, sẽ mở một nhà máy mới quy mô lớn tại đây. Airbus cũng dự định mở rộng sản xuất ở châu Á bên cạnh nhà máy chính tại Thiên Tân, Trung Quốc, gần sát các thị trường mới nổi đang tăng trưởng nhanh. Fabrice Brégier, giám đốc điều hành Airbus, cho biết, đối với công nhân lành nghề “Trung Quốc không còn là nước có chi phí thấp”.

Các tổ chức công đoàn lớn ở Mỹ đôi khi sẵn lòng cho phép giảm lương để giữ việc làm ở lại quê nhà. Năm 2007, Công đoàn Công nhân ngành ô-tô Mỹ (UAW) chấp nhận cơ cấu lương 2 bậc, theo đó công nhân lao động thủ công mới tuyển dụng chỉ hưởng 1/2 mức lương của người có thâm niên cao hơn. Năm 2011, sau chi chính phủ tung ra gói cứu trợ ngành ô-tô, 3 ông lớn trong ngành này đã tuyển dụng nhiều hơn số công nhân hưởng lương bậc 2, cắt giảm đáng kể chi phí lao động. Ford đã chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc và Mexico về Ohio và Michigan, nhờ vào thỏa thuận mới với UAW.

Như đã đề cập trong phần ví dụ về ET Water Systems, chi phí vận chuyển đóng vai trò lớn trong quyết định hồi hương. Theo báo cáo của McKinsy về hoạt động sản xuất toàn cầu, chi phí vận tải đường biển, đường bộ và đường sắt gia tăng gây thiệt hại nhiều nhất cho các công ty sản xuất hàng hóa có “mật độ giá trị” tương đối thấp như hàng tiêu dùng, thiết bị/dụng cụ và đồ gia dụng. Điều này khiến việc hồi hương trở nên hấp dẫn hơn.

Emerson, hãng sản xuất thiết bị điện, đã chuyển các nhà máy từ châu Á về Mexico và Bắc Mỹ. Hãng IKEA của Thụy Điển, chuyên sản xuất sản phẩm gia dụng, đã khai trương nhà máy đầu tiên tại Bắc Mỹ như một biện pháp cắt giảm chi phí vận chuyển, và Desa, hãng sản xuất dụng cụ chạy điện, đã hồi hương về Mỹ hoạt động sản xuất từ Trung Quốc vì số tiền tiết kiệm được từ chi phí vận tải và nguyên liệu đủ để bù đắp chi phí lao động cao hơn.

Trong dài hạn, việc hồi hương sản xuất sẽ tăng mạnh nhờ việc sử dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến vốn hứa hẹn làm thay đổi tính kinh tế của hoạt động sản xuất, biến hoạt động sản xuất thành một quy trình sử dụng ít lao động hơn.

Công nghệ in 3-D, một quy trình trong đó máy móc làm ra sản phẩm bằng cách phủ lớp các vật liệu lên nhau, đang được nhiều phòng phận nghiên cứu và nhiều nhà máy sử dụng. Disney đang phát triển công nghệ in 3-D trong sản xuất đồ chơi tương tác, và cho biết, trong tương lai các thiết bị tương tác bên trong loại đồ chơi như vậy có thể được in thay vì lắp ráp thủ công. Các máy in 3-D có thể hoạt động suốt ngày đêm. Hiện giờ, máy in loại này chủ yếu được sử dụng để sản xuất nguyên mẫu và các phụ kiện phức tạp, nhưng tới đây, chúng cũng sẽ được sử dụng để sản xuất thành phẩm.

Robot cũng đang tạo ra sự khác biệt về tỷ trọng chi phí lao động trong tổng chi phí. Nhiều nhà máy trên thế giới đang sử dụng robot rẻ hơn, thân thiện với người sử dụng hơn và khéo léo hơn, và chi phí đầu tư và vận hành chúng tại Mỹ cũng chỉ ngang bằng tại Trung Quốc.

Theo McKinsey, liên quan đến chi phí lao động, giá trung bình của robot tại nhiều nền kinh tế phát triển từ năm 1990 đã giảm 40-50%. Baxter, robot thế hệ mới do hãng Rethink Robotics của Mỹ chế tạo, có giá 22.000 USD/robot, an toàn và đơn giản đến mức thậm chí một công nhân không có chuyên môn cũng có thể vận hành, cài đặt và có thể hoạt động ngay bên cạnh con người thật.

Việc sử dụng Baxter và các loại robot cùng loại có nghĩa rằng hoạt động sản xuất/chế tạo sẽ ngày càng ít đi, nhưng vẫn còn rất nhiều công việc tại trụ sở các hãng/công ty. Và thậm chí nếu bản thân hoạt động sản xuất/chế tạo không cần nhiều công nhân, thì chuỗi cung cấp xung quanh nó cũng sẽ tạo ra công việc mới.

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Empty Re: Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết

Bài gửi by Admin Tue Feb 19, 2013 3:07 pm

Hồi hương chủ yếu là hiện tượng của người Mỹ.
Hồi hương chủ yếu là hiện tượng của người Mỹ. Cho dù sự dịch chuyển việc làm sang châu Á cũng khiến người dân châu Âu lo lắng và sợ hãi, song hy vọng sự hồi hương của số việc làm đã mất của lục địa này rất mong manh. Một vài dấu hiệu cho thấy các công ty của Anh đang bắt đầu tìm kiếm nhà cung cấp địa phương để đơn giản hóa chuỗi cung cấp. Nhưng tầm quan trọng của Trung Quốc với tư cách nhà cung cấp chi phí thấp cho châu Âu lục địa sẽ tiếp tục tăng, vì một số lý do.

Thứ nhất, thị trường lao động châu Âu vẫn khá cứng nhắc và đắt đỏ, do đó, thậm chí ngay cả khi các điều kiện ở Trung Quốc và nhiều nơi khác kém triển vọng hơn, vẫn có sự chênh lệch đáng kể về chi phí lao động. Thứ hai, các công ty châu Âu ngay từ đầu đã thuê ngoài ít hơn so với Mỹ, phần nào vì nhiều yếu tố văn hóa; ví dụ, Hans Leentjes, phụ trách khu vực Bắc Âu của Manpower, cho biết, mặc dù nhiều công ty gia đình quy mô vừa của Đức, Mittelstand, bán sản phẩm ra khắp thế giới, nhưng luôn có xu hướng sản xuất ở trong nước. Châu Âu có rất nhiều công ty gia đình, và các gia đình có xu hướng trung thành hơn với nước xuất xứ của họ.

Các công ty ở Bắc Âu có xu hướng thuê ngoài nhiều nhất, trong khi các công ty Pháp, Tây Ban Nha và Italia bị nhiều áp lực chính trị và xã hội cản trở. Các quy định hạn chế việc sa thải người lao động đồng nghĩa với việc cắt giảm hoạt động sản xuất trong nước trở nên khó khăn và tốn kém. Do vậy, các công ty châu Âu đang muốn thuê ngoài nhiều hơn. Và nhiều công ty thuê ngoài của Ấn Độ hy vọng châu Âu sẽ giúp mang lại cho họ một thập kỷ tăng trưởng.

Nhiều công ty châu Âu đã xuất khẩu việc làm sang Đông Âu. Các công ty của Đức thậm chí chuyển việc làm đến một nơi liền kề: Đông Đức cũ, nơi có mức lương vẫn thấp hơn nhiều so với Tây Đức. Doanh nghiệp Pháp thường hướng đến Morocco và Romania. Mô hình “thuê ngoài gần” này tránh được một số chi phí vận tải và những khó khăn về văn hóa.

Tâm lý bầy đàn

Các công ty cần suy nghĩ cẩn trọng về cách thức gia công và thuê ngoài. Thuê ngoài những gì và như thế nào là một trong những lựa chọn quan trọng nhất đối với một công ty. Hai hãng xe hơi lớn của Pháp là minh chứng cho điều này. PSA Peugeot Citroën luôn cố gắng tìm kiếm các địa điểm xung quanh Paris có chi phí thấp hơn để đặt cơ sở sản xuất xe hơi; những năm 1950 và 1960, Citroëns mở một nhà máy tại Brittany và bắt đầu sản xuất tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

v

Ngày nay, hãng này sản xuất xe hơi giá rẻ tại Slovakia và Cộng hòa Séc nhưng 2/5 sản lượng toàn cầu vẫn được sản xuất tại Pháp, nơi hãng này có đến 7 nhà máy với chi phí tốn kém. Một lý do giải thích cho việc này là PSA Peugeot Citroën là công ty gia đình, và các gia đình Pháp nói riêng và châu Âu nói chung luôn có xu hướng đặc biệt trung thành với quê hương.

Mặt khác, Renault nhất quyết theo đuổi chiến lược chi phí thấp, thành lập nhiều nhà máy ở Morocco, Slovenia, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania, và hiện chỉ sản xuất 1/4 số xe hơi tại Pháp. Không có gì ngạc nhiên khi Peugeot đang là hãng ở trong tình trạng tuyệt vọng về tài chính. Mùa thu năm 2012, giữa tâm bão chính trị, hãng này đã công bố kế hoạch ngừng sản xuất xe hơi tại một trong những nhà máy lớn nhất của hãng tại Aulnay-sous-Bois, ngay bên ngoài Paris. Nhưng điều đó là quá ít và quá muộn.

Cũng có nhiều công ty không thuê ngoài trên quy mô lớn, kể cả những ngành cần nhiều lao động, nhưng vẫn thành công. Zara, nhãn hiệu thời trang quan trọng nhất của Inditex, hãng dệt may của Tây Ban Nha, nổi tiếng về sản xuất quần áo thời trang cao cấp tại Tây Ban Nha và các nước lân cận như Bồ Đào Nha và Morocco.

Việc này có chi phí cao hơn tại Trung Quốc, nhưng chuỗi cung cấp linh hoạt và không tốn nhiều thời gian cho phép công ty nhanh chóng đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Công ty bán phần lớn sản phẩm nguyên giá thay vì hạ giá. Quyết định sản xuất tại nơi gần quê nhà đã trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của công ty.

Thuê ngoài có lịch sử lâu đời như chính hoạt động kinh doanh vậy. Một công ty sản xuất của thế kỷ 19 có thể sở hữu máy móc của riêng mình nhưng không có đội xe ngựa để phân phối hàng hóa. Đã có thời các tập đoàn, sở hữu mọi thứ có thể, trở nên thịnh hành, nhưng vài thập kỷ qua, các công ty/hãng đã thuê ngoài ngày một nhiều hơn với niềm tin rằng miễn là họ giữ được hoạt động “cốt lõi” tại chính quốc, phần còn lại có thể thuê ngoài một cách an toàn ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Niềm tin này hóa ra không phải luôn đúng. Sau khi thuê ngoài 70% hoạt động sản xuất và phát triển siêu máy bay 787 Dreamliner với khoảng 50 nhà cung cấp, hãng chế tạo máy bay Boeing đã phải gánh chịu hậu quả là sự chậm trễ vì các đối tác thuê ngoài không thể sản xuất các bộ phận đúng hạn. Năm 2005, Deloitte Consulting tiến hành khảo sát 25 công ty lớn đang thuê ngoài, và nhận thấy 1/4 số này sớm đưa hoạt động sản xuất hồi hương vì tự họ có thể thực hiện công việc tốt hơn với chi phí thấp hơn.

Nhưng hầu hết các công ty thuê ngoài để tiết kiệm chi phí, do vậy, đẩy mạnh hơn nữa mô hình này nghĩa là chuyển việc làm đến các nước có chi phí rẻ hơn. Năm 2003, theo TPI, công ty tư vấn về thuê ngoài, khoảng 40% tổng số hợp đồng thuê ngoài do các công ty Mỹ và châu Âu ký kết kéo theo công nhân nước ngoài; con số này đã tăng lên 67%.

Đổi lại, các công ty mà quyết định thuê ngoài thường có ít lựa chọn ngoài việc thuê gia công luôn. Các công ty nội địa thường ở vị trí tốt hơn để hoạt động trong môi trường cụ thể, và họ có thể kiểm soát chuỗi cung cấp. Ví dụ, phần lớn ngành dệt may của Mỹ và châu Âu ký nhiều hợp đồng thầu phụ với các hãng nước ngoài ở Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh.

Hoạt động sản xuất hàng điện tử gia dụng phần lớn được gia công tại các nhà sản xuất lớn như Foxconn và Quanta của Đài Loan. Báo cáo này tập trung vào công việc được thực hiện ở nước ngoài, hoặc bên trong nhà máy của hãng nhưng đặt tại nước ngoài hoặc thuê nhà thầu nước ngoài, vì đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất.

Hầu hết các công ty đều chưa suy nghĩ đủ chín chắn về việc lựa chọn địa điểm sản xuất. McKinsey cho rằng “các công ty tiếp tục theo đuổi tâm lý bầy đàn” khi quyết định lựa chọn nơi đặt cơ sở sản xuất và phương thức bố trí chuỗi cung cấp. Rất nhiều công ty chỉ đơn thuần bắt chước nhau với điểm đến là các nước có chi phí thấp hoặc tự cho phép mình bị mê hoặc trước khoản tiền hỗ trợ hoặc các ưu đãi khích lệ khác của chính phủ.

David Arkless, phụ trách các công việc với chính phủ và công ty của Manpower – tổ chức chuyên tư vấn cho các công ty lớn về địa điểm đặt cơ sở sản xuất - nhớ lại câu chuyện của 2 hãng công nghệ đối thủ của nhau tại Idaho một vài năm trước. Một trong số họ chuyển hoạt động sản xuất sang bang Penang của Malaysia. Hãng kia, nhận thấy đối thủ cắt giảm 1/2 chi phí lao động và hạ 15% giá bán, cũng làm điều tương tự là chuyển hoạt động sản xuất sang Malaysia. Cả 2 nhanh chóng bắt đầu cạnh tranh giành lao động, đẩy mức lương tại Penang tăng mạnh.

Ông Arkless nhận thấy các ngành chuyển hoạt động đến Thâm Quyến cũng trong tình trạng tương tự, “trong vòng 1 năm chi phí lao động tăng lên gần bằng mức tại chính quốc”. Manpower khuyên các công ty/hãng phương Tây rằng nếu lao động chiếm 15% hoặc thấp hơn trong tổng chi phí sản phẩm, họ không nên thuê ngoài. Thậm chí nếu tỷ trọng này cao hơn, vẫn luôn có cơ hội cho hoạt động cải tiến ở trong nước.

“Chuyển đến một nơi nào đó để tận dụng lợi thế lao động giá rẻ thường là giải pháp nhanh chóng và né tránh những vấn đề thực sự. Việc chuyển hoạt động sản xuất đến một nơi xa xôi, tách biệt với hoạt động nghiên cứu và phát triển là mạo hiểm bởi làm tổn hại đến năng lực cải tiến dài hạn của công ty”, ông Arkless cho biết.

i

Trong cuốn “Hãy chọn nước Mỹ” xuất bản hồi năm ngoái, Michael Porter và Jan Rivkin từ Trường Kinh doanh Harvard cho rằng các công ty ít khi phân tích quyết định đặt cơ sở sản xuất mà họ đã thực hiện trước kia để xem liệu chúng có đúng hay không. Một lý do tại sao các công ty đua nhau thuê ngoài có thể là họ đang tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng cho những rắc rối hiện tại. Theo cuốn “Cẩm nang gia công và thuê ngoài toàn cầu” của Leslie Willcocks, Julia Kotlarsky và Ilan Oshri, khả năng cao nhất khiến các công ty cân nhắc việc chuyển hoạt động ra nước ngoài là khi lợi nhuận liên tục giảm.

Có hai nhóm vấn đề rắc rối có thể nảy sinh từ việc chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, nhất là nếu chúng không được xem xét kỹ lưỡng. Thứ nhất là hậu cần của nguồn cung. Các công ty mở rộng sản xuất ra khắp thế giới càng nhiều bao nhiêu, họ càng dễ bị tổn thương trước tình trạng gián đoạn bấy nhiêu do những sự cố bất khả kháng và không mong muốn như thiên tai hoặc bất ổn chính trị. Thứ hai tác động đến những gì các công ty cố gắng làm: bán nhiều hơn sản phẩm cho khách hàng so với đối thủ. Thông thường, công ty ngoài càng nhiều, sự mau lẹ trong việc đáp ứng thị hiếu khách hàng càng giảm.

Nhà máy lý tưởng

Một quan niệm phổ biến trong vài thập kỷ qua là có thể tiến hành công việc sản xuất tại một nhà máy đặt ở một nơi nào đó có chi phí thấp trên thế giới, trong khi giữ lại công việc cải tiến và cải tổ quan trọng hơn ở chính quốc với chi phí cao hơn. Hoạt động sản xuất/chế tạo được coi như trung tâm chi phí, do vậy, thường được thuê ngoài. Hiện nay nhiều công ty cho rằng hoạt động sản xuất đóng góp lớn cho thành công của lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), và những cải tiến có thể diễn ra khi R&D và hoạt động sản xuất tại cùng một địa điểm, do đó, các công ty/hãng ngày càng muốn đưa hoạt động sản xuất trở lại quê nhà.

Các nhà cung cấp phụ tùng nước ngoài thường trở thành đối thủ cạnh tranh, và đối với nhiều công ty nguy cơ bị mất quyền sở hữu trí tuệ do nạn trộm cắp hoặc làm giả tại Trung Quốc và nhiều nước khác vẫn rất cao. Thực tế, theo Richard Dobbs tại Viện Toàn cầu McKinsey ở Seoul, các tập đoàn của Hàn Quốc cho rằng các công ty Mỹ và châu Âu đang mắc sai lầm trong mô hình thuê ngoài cũng như trong hoạt động sản xuất, vì thuê ngoài cho phép nhiều hãng khác hiểu rõ quy trình sản xuất của họ.

Ví dụ, hãng điện tử khổng lồ, Samsung từng là đối tác thuê ngoài của nhiều công ty/hãng Nhật Bản, nhưng hiện nay Samsung đã qua mặt rất nhiều khách hàng trước đây. Các công ty của Hàn Quốc chuyển một số hoạt động sản xuất sang các nhà máy của họ đặt ở nước ngoài (offshore), nhưng họ hiếm khi thuê gia công (outsource).

Nhiều công ty hiện đang xem xét lại việc thuê ngoài các chức năng quan trọng. Lenovo muốn sở hữu thêm cơ sở sản xuất của riêng họ ở Trung Quốc và những nơi khác; theo Gerry Smith, phụ trách chuỗi cung cấp toàn cầu của hãng, so với các nhà thầu nước ngoài, cơ sở sản xuất của hãng mang lại kết quả tốt hơn. Điều đó có nghĩa là đưa hoạt động sản xuất trở lại quê nhà.

Ví dụ rõ ràng nhất về cơ hội và mối nguy của mô hình thuê ngoài là quan hệ giữa Apple và Foxconn. Từ quan điểm chiến lược, có thể nói đây là mối quan hệ đối tác thành công nhất.

Năm 2010, Foxconn đã tận dụng cơ hội bằng việc đầu tư hàng tỷ USD để nâng cao năng lực tại Trung Quốc đủ để sản xuất iPhone của Apple với quy mô theo yêu cầu. Foxconn đã xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt và phản ứng nhanh vô tiền khoáng hậu để phục vụ hãng công nghệ của Mỹ.

Theo tờ New York Times, mới đây, Apple quyết định thiết kế lại màn hình iPhone vào phút cuối, và Foxconn giữa đêm khuya đánh thức công nhân dậy làm việc để đảm bảo đúng tiến độ hợp đồng. Rõ ràng, mối quan hệ giữa 2 hãng này rất khăng khít.

Nhưng Apple có thể đang ước rằng sẽ không phải phụ thuộc vào Foxconn nhiều như vậy. Sau hàng loạt báo cáo về điều kiện làm việc nghèo nàn của công nhân (kể cả làm ngoài giờ), giám đốc điều hành Apple, Tim Cook, đã ra lệnh điều tra, và Foxconn đang thực hiện một số thay đổi. Dù vậy, tin xấu vẫn chưa dừng lại. Tháng 9/2012, Foxconn phải đóng cửa nhà máy một thời gian khi việc cãi cọ giữa các công nhân bùng phát thành cuộc bạo động quy mô lớn. Tháng 10/2012, Foxconn thừa nhận đã tuyển dụng “công nhân nội trú” với độ tuổi thấp nhất là 14.

Tháng 12/2012, Tim Cook thông báo Apple sẽ chuyển việc sản xuất máy tính Mac từ Trung Quốc về Mỹ. Theo ông, mục đích chính của việc này là tạo thêm việc làm tại Mỹ, nhưng động thái này cũng làm dịu đi các lời chỉ trích mối quan hệ đối tác của Apple với Foxconn. Hãng Đài Loan cũng cho biết sẽ mở rộng sản xuất ở Mỹ với lý lẽ rằng khách hàng quan trọng muốn nhiều công đoạn được thực hiện tại Mỹ.

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Empty Re: Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết

Bài gửi by Admin Tue Feb 19, 2013 3:32 pm

Ấn Độ không còn là lựa chọn tất yếu của lĩnh vực thuê ngoài công nghệ thông tin và nội cần.

Hoạt động thuê ngoài của Ấn Độ đang thay đổi


Nếu Tata Consultancy Services (TCS), công ty phần mềm và thuê ngoài của Ấn Độ, muốn gây ấn tượng với khách hàng về những công hiến của hãng, không gì tốt hơn bằng cách đưa khách hàng đến bộ phận dịch vụ-công nghệ ở Electronics City, Bangalore.

Trong một căn phòng, rất nhiều kỹ sư trẻ ngồi san sát nhau, làm việc trên máy tính mô phỏng mô hình xe hơi đang tăng tốc và va chạm. Cánh cửa bên cạnh là phòng thí nghiệm chất đầy động cơ và phụ tùng xe của hãng sản xuất xe hơi Detroit, khách hàng của TCS. Bên cạnh một động cơ xe hơi là điện thờ nữ thần Durga. Một kỹ sư TCS giải thích “Chúng tôi tôn thờ động cơ xe hơi”. Hàng năm, các bức ảnh về các ngày lễ đều được gửi đến Detroit, và các ông chủ hãng xe này không ngạc nhiên nhiều nhưng hài lòng khi thấy động cơ xe hơi của họ được tôn thờ.

Tuy nhiên, họ muốn giữ yên lặng về công việc được làm ở Ấn Độ. TCS không được phép nêu tên khách hàng của họ. 10 năm trước, TCS, công ty con của Tập đoàn Tata, cùng với các công ty con khác là Tata Motors và Tata Steel (hiện Tata Steel là nhà máy sản xuất thép lớn thứ 7 thế giới, Tata Motors là nhà máy sản xuất ô tô hàng đầu Ấn Độ), chỉ gia công những việc đơn giản nhất cho hãng xe hơi. Nhưng hiện giờ công ty này đang tiến hành thử nghiệm hàng nghìn bộ phận của động cơ xe hơi, sử dụng nhiều mô hình máy tính, và đề xuất những cải tiến thiết kế.

Trong lĩnh vực thuê ngoài hoạt động sản xuất, đến giờ Trung Quốc đang là điểm đến quan trọng nhất, nhưng trong lĩnh vực dịch vụ, phần lớn được chuyển đến Ấn Độ. Theo cuốn “Cẩm nang gia công ở nước ngoài”, trong 10 thành phố hàng đầu về thuê ngoài, Ấn Độ có đến 6. Năm 2008, Ấn Độ tuyên bố có đến 65% công việc IT và 43% công việc quy trình kinh doanh toàn cầu được gia công tại nước này.

Brazil, Nga và Trung Quốc cũng có vị trí quan trọng, và đến năm 2011 có đến 125 địa điểm gia công cho nước ngoài cung cấp dịch vụ IT và Quy trình Kinh doanh (Business Process Outsourcing – BPO), nhưng không một điểm đến nào gần sát Ấn Độ - đất nước có nguồn cung cấp khổng lồ kỹ sư IT và công nghệ cũng như kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh.

Sự khéo léo của người Ấn Độ

Công việc tỉ mỉ và cẩn trọng của các lập trình viên người Ấn đã được ghi nhận trong nhiều sản phẩm phương Tây, từ xe hơi, truyện tranh Disney đến phần mềm Window của Microsoft. Năm 2004 các kỹ sư Ấn Độ ở Mumbai đã làm ra tượng Oscar cho lễ trao giải của năm.

Ấn Độ đang cung cấp lực lượng lao động để thực hiện các nhiệm vụ IT đơn giản với chi phí rất thấp. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của họ là ngăn ngừa sự lan rộng sự cố Y2K tại hàng triệu hệ thống máy tính hồi cuối năm 1999. Các công ty Ấn Độ cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực dịch vụ gia công quy trình kinh doanh (business-process outsourcing – BPO), được định nghĩa là xuất khẩu công việc hàng ngày như chăm sóc khách hàng hoặc xử lý yêu cầu đòi bảo hiểm, thông qua dịch vụ IT vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Hiện nay, như TCS đã chứng minh, các nhà cung cấp thuê ngoài của Ấn Độ đang thực hiện những nhiệm vụ ngày một phức tạp hơn phục vụ các công ty đa quốc gia trên nhiều lĩnh vực như thử nghiệm sản phẩm mới, thiết kế và phân tích phức tạp.

Mối lo ngại về việc làm ở phương Tây nảy sinh vì trong khi các nhà cung cấp thuê ngoài truyền thống của phương Tây như HP hoặc Logica từng chủ yếu tuyển dụng người địa phương, nhưng các công ty non trẻ của Ấn Độ đã giành được công việc thuê ngoài. Bản thân các công ty lớn của phương Tây sau đó đổ xô đi thuê nhân công ở Ấn Độ; IBM hiện là hãng tư nhân lớn thứ 2 ở Ấn Độ, chỉ sau TCS. Các công ty có thể chọn chuyển một số hoạt động IT và dịch vụ nội cần ra nước ngoài trực tiếp đến một hãng có trụ sở tại Ấn Độ hoặc “đội lốt” thông qua một hãng phương Tây với vẻ ngoài của một chuyên gia thuê ngoài.

Hãng Hackett, trụ sở tại Florida chuyên tư vấn cho các công ty về thuê ngoài, ước tính, giai đoạn 2002-2006 hoạt động thuê ngoài đã khiến các công ty quy mô lớn của Mỹ và châu Âu mất đi 2,1 việc làm trong lĩnh vực dịch vụ (kể cả IT, nguồn nhân lực, thu mua và tài chính), trong khi thuê ngoài dịch vụ gia công quy trình kinh doanh, kể cả trung tâm hướng dẫn và giải đáp qua điện thoại (call centre) và khiếu nại, còn lấy đi nhiều việc làm hơn nữa.

Hackett cho biết, mỗi năm có đến 150.000 việc làm dịch vụ-kinh doanh rời khỏi châu Âu và Mỹ; thuê ngoài dịch vụ vẫn đang phát triển. Nhưng Hackett cũng dự đoán sự dịch chuyển công việc dịch vụ sang Ấn Độ và các nơi khác như Trung Quốc và Brazil sẽ chậm lại sau năm 2014 và dừng hẳn vào năm 2022.

Lý do chính đưa đến dự đoán gây sửng sốt này là phần lớn công việc có thể dễ dàng thuê ngoài đã hết. Pralay Das, nhà phân tích nguồn vốn tại Elara Captial ở Mumbai, ước tính, các ngân hàng Mỹ và châu Âu và các hãng dịch vụ tài chính đã thuê ngoài 80% những gì họ có thể chuyển đến Ấn Độ và nhiều nơi khác.

Lý do thứ hai là nhiều việc làm mà các hãng phương Tây có thể thuê ngoài trong những năm tới đã cạn kiệt do những cải tiến về năng suất. Việc làm mới tại các nền kinh tế phương Tây có xu hướng đòi hỏi khắt khe hơn, mức độ cao hơn và ít có khả năng chuyển ra nước ngoài.

Toàn bộ điều này đã đẩy ngành IT và BPO của Ấn Độ vào tình trạng khó khăn. Nhiều người lo ngại ngành IT và BPO của Ấn Độ sẽ ngừng tăng trưởng hoặc buộc phải chấp nhận biên lợi nhuận thấp hơn nhiều khi nhu cầu dịch vụ giảm sút.

Pankaj Kapoor, nhà phân tích tại Standard Chartered Bank ở Mumbai cho biết, rõ ràng đối với các nhà cung cấp IT Ấn Độ, nhu cầu thuê ngoài truyền thống – phát triển và bảo trì các phần mềm và ứng dụng thông thường – đang dần ổn định.

Không chỉ mô hình thuê ngoài đang đạt đến điểm bão hòa, mà ngay cả các công ty phương Tây, sau nhiều thập kỷ trải nghiệm, đang thay đổi thái độ về mô hình này. Hãng tư vấn toàn cầu KPMG thậm chí còn công bố: “Cái chết của mô hình thuê ngoài” trong một nghiên cứu hồi năm ngoái.

Rốt cuộc, thuê ngoài là hành động khá mạo hiểm và chứa đựng nhiều chi phí tiềm ẩn. Các công ty trong lĩnh vực dịch vụ cũng như sản xuất/chế tạo giờ đây nhận thức tốt hơn nhiều về những khó khăn ngoài dự tính có thể nảy sinh.

Cho đến gần đây, lý do quan trọng nhất khiến các công ty chuyển một lượng lớn hoạt động sản xuất, kinh doanh ra nước ngoài là cắt giảm chi phí. Một thập kỷ trước, mức lương tại các thị trường mới nổi chỉ bằng 1/10 các nước giàu, một cơ hội quá tốt không thể bỏ qua. Trong cuộc suy thoái 2008-2009, theo Cliff Justice, chuyên gia hàng đầu của KPMG về gia công thuê ngoài, cuộc đua thuê ngoài tăng tốc, ngày càng nhiều công việc phức tạp và giá trị cao hơn được chuyển ra nước ngoài.

Tuy nhiên, theo ông Justic, nhiều công ty nhận thấy họ đang mất dần sự kết nối với nhiều chức năng kinh doanh và hoạt động quan trọng. Đồng thời, lợi thế về chi phí từng thúc đẩy các công ty thuê ngoài đang dần biến mất. Mức lương trả cho kỹ sư phần mềm đang tăng nhanh và lạm phát ngày một cao hơn. Bundeep Rangar, giám đốc điều hành hãng tư vấn Indus View, cho biết, đối với IBM, tổng chi phí lao động của hãng tại Ấn Độ từng thấp hơn 80% so với tại Mỹ, nhưng giờ đây khoảng cách này chỉ còn 30-40%, và tiếp tục giảm.

Bản thân ngành thuê ngoài Ấn Độ cũng tiếp tục gánh chịu chi phi lao động ngày một tăng dẫn đến nhiều vấn đề về chất lượng. Nguyên nhân chính là phần lớn công việc thuê ngoài có đặc điểm lặp đi lặp lại và rất tẻ nhạt. Hơn nữa, nhiều ngành địa phương như bán lẻ, bảo hiểm và ngân hàng đang tạo ra nhiều công việc thú vị với triển vọng nghề nghiệp tốt hơn những gì lĩnh vực thuê ngoài IT và quy trình kinh doanh mang lại.

Chắc chắn, nhiều công việc thuê ngoài tại Ấn Độ những năm gần đây có tiêu chuẩn khắt khe hơn, nhưng chi phí lao động tại thị trường này cũng đang tăng. Trung Quốc và Ấn Độ rất thiếu lực lượng các nhà phân tích và phát triển sản phẩm chuyên nghiệp, do vậy, mức lương trả cho những công việc này tăng 30%/năm. Theo ông Justice, mức lương trả cho những người có kỹ năng phân tích và phát triển sản phẩm tại Ấn Độ và Trung Quốc giờ đây thậm chí có thể cao hơn ở Mỹ và châu Âu, trong khi những bất lợi nảy sinh do khoảng cách địa lý vẫn tiếp tục tăng.

Lý do tại sao không


Những năm 1990 khi mô hình thuê ngoài còn tương đối mới mẻ, quan niệm phổ biến là đối tác bên ngoài thường giỏi hơn nhân viên nội bộ trong lĩnh vực IT, các hoạt động hành chính văn phòng và hậu cần (back-office) vì họ là những chuyên gia. Thậm chí nếu đối tác bên ngoài không giỏi hơn thì ít nhất giá thuê cũng thấp hơn. Quan niệm này được biết đến là “your mess for less”.

Tuy nhiên, giờ đây rõ ràng các công ty nước ngoài thường không thể làm tốt hơn công việc back-office tẻ nhạt, thậm chí còn tệ hơn. Nhiều mối quan hệ gia công và thuê ngoài có kết cục rất đáng thất vọng và thậm chí có thể dẫn đến kiện tụng.

Sau vài năm một số giám đốc điều hành nhận thấy mối quan hệ thuê ngoài cuối cùng lại có kết cục chua chát. Một công ty thuê ngoài nhiều hoạt động IT đồng nghĩa với việc đang mạo hiểm đánh mất bí quyết công nghệ trong lĩnh vực chủ chốt.

Theo ông Justic từ KPMG, một số công ty của Mỹ từng chuyển nhiều hoạt động sản xuất sang Ấn Độ và các nước khác hiện đang xây dựng “năng lực vô hình” (shadow capability) trong hoạt động dịch vụ tại quê nhà. Sử dụng nguồn ngân sách không chính thức, một số giám đốc phụ trách thông tin đang tuyển dụng nhân viên đến cơ sở tại quê nhà để làm công việc tương tự như nhóm nhân sự nước ngoài đang làm.

Tuy chỉ một số ít công ty làm như vậy, nhưng những gì đang diễn ra đã cho thấy giá trị mà các công ty kỳ vọng vào khoảng cách địa lý. Thậm chí, một số người tiên phong trong phong trào thuê ngoài, kể cả General Electric và General Motors, đã quyết tâm hành động và đưa công việc IT trở lại quê nhà.

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Empty Re: Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết

Bài gửi by Admin Tue Feb 19, 2013 3:41 pm

Các nước phát triển bắt đầu đưa ngành dịch vụ trở lại quê nhà.


Harley Davidson, hãng sản xuất mô-tô, từng ngập trong khó khăn sau khủng hoảng tài chính, và gần như phải rời bỏ quê nhà Milwaukee, Wisconsin, trụ sở của hãng từ năm 1901, để tìm kiếm nguồn lao động rẻ hơn. Rốt cuộc, hãng này vẫn trụ lại, nhưng phải cắt giảm nhiều loại chi phí.

Mùa hè năm ngoái, hãng này tuyên bố sẽ chuyển 70 công việc IT và back-office sang hãng Infosys của Ấn Độ. Thực tế, Infosys sẽ sử dụng văn phòng mới tuyển dụng rất nhiều nhân viên người Mỹ để phục vụ Harley và nhiều công ty khác.

Đây là văn phòng mới thứ 18 mà Infosys khai trương tại Mỹ những năm gần đây. Công ty này sẽ thuê khoảng 2.000 nhân viên địa phương trong năm tài khóa tính đến tháng 3/2013, tăng so với 1.200 năm ngoái. Các hãng quy mô lớn khác cũng đang thuê số lao động tương tự.

Theo Hiệp hội các công ty phần mềm và dịch vụ quốc gia Ấn Độ (NASSCOM), 5 năm qua, ngành IT Ấn Độ đã tăng gấp đôi số lao động tuyển dụng tại Mỹ. Hiện ngành này của Ấn Độ sử dụng 280.000 người ở Mỹ và dự định tuyển dụng nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Đến nay nhiều công ty chưa hồi hương hoạt động dịch vụ thậm chí trên quy mô khiêm tốn nhất như lĩnh vực sản xuất, chế tạo đã làm. Một phần vì giờ đây thông tin được truyền đi bằng đường dẫn nên chi phí vận tải tăng cao không đóng vai trò quá quan trọng.

Như đã nêu trong phần trước, tốc độ thuê ngoài dịch vụ đang chậm lại vì phần lớn những công việc có thể thuê ngoài đã được chuyển đi, và vì nhiều công ty ngày càng nhận thức tốt hơn về những bất lợi của việc chuyển hoạt động sang nửa bên kia bán cầu. Ngày càng nhiều công ty muốn thực hiện công việc IT và quy trình kinh doanh ở trong nước, nhất là khi công việc này phức tạp và có tính chiến lược. Các hãng thuê ngoài của Ấn Độ đối phó với hiện tượng này bằng cách thuê lao động tại các thị trường phát triển.

Kết quả khảo sát các giám đốc điều hành hoạt động thuê ngoài do HfS Research thực hiện hồi năm ngoái cho thấy, trong 2 năm tới, Mỹ được coi là khu vực hấp dẫn nhất thế giới để mở rộng trung tâm IT và dịch vụ kinh doanh. Ấn Độ đứng thứ 2 cho dù có chi phí lao động thấp hơn.

Tạp chí CIO lấy ví dụ về tổ chức xếp hạng Standard&Poor’s từng chuyển rất nhiều hoạt động IT ra nước ngoài nhưng hiện lại muốn chuyển hoạt động này về nơi nào chỉ cách Manhattan 3 giờ đồng hồ đi lại.

Trong nghiên cứu về khả năng tạo việc làm ở Mỹ, McKinsey nhận thấy, chi phí cho nhân viên hỗ trợ IT bậc cao tại nhiều vùng của Mỹ thấp hơn ở Brazil hoặc Đông Âu và chỉ cao hơn Ấn Độ 24%.

Trong ấn phẩm “Dịch vụ IT: Sự lôi cuốn mới của các địa điểm nội địa”, các cố vấn của McKinsey nêu rõ, chi phí lao động giữa các khu vực của Mỹ chênh lệch đến 30%, với sự khác biệt tương tự giữa chi phí cho nhân viên IT lành nghề ở Paris và miền bắc nước Pháp, hoặc đông và tây Đức.


Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Dich-vu1

Thuê lao động địa phương chắc chắn sẽ giúp xoa dịu phản ứng của người dân, nhưng quan trọng hơn là tính kinh tế của hoạt động này. Do hầu hết các công việc hàng ngày đã được thuê ngoài, nên các nhà cung cấp giá rẻ hiện cố gắng giành lấy công việc giá trị cao hơn như như quản lý nguồn nhân lực các dự án phức tạp và đa phương diện. Nhưng để giành được loại việc này, họ phải đặt cơ sở hoạt động gần khách hàng.

Ví dụ, hãng thuê ngoài Cognizant, với giám đốc điều hành là người gốc Ấn và một lực lượng lớn lao động người Ấn nhưng trụ sở đặt tại New Jersey, đang giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh như Infosys. Người Ấn chiếm khoảng 60% tổng lực lượng lao động của Cognizant, thấp hơn so với 80-90% của TCS và các hãng khác.

Malcolm Frank, phụ trách chiến lược của Cognizant, cho biết, theo thỏa thuận mà hãng này ký kết năm 2012 với chi nhánh ngân hàng ING của Hà Lan tại Mỹ, Cognizant sẽ đảm nhiệm quy trình kinh doanh đối với nghiệp vụ bảo hiểm, và thay vì chuyển công việc này sang Ấn Độ, Cognizant sẽ mở nhiều trung tâm mới ở Iowa và North Dakota, đồng thời tiếp nhận lao động hiện có của ING. Ông Frank cho biết “khách hàng muốn được trả lời điện thoại bằng giọng địa phương, và yếu tố tài chính của việc này là chúng tôi sẽ tuyển nhân viên Mỹ”.

Một số công ty lớn trước kia từng đi đầu trong mô hình thuê ngoài dịch vụ nay lại đang đưa hoạt động này trở lại quê nhà. Thập kỷ vừa qua, General Electric chủ yếu tập trung vào thuê ngoài phần lớn hoạt động IT, chủ yếu sang Ấn Độ. Khi Charlene Begley, giám đốc phụ trách công nghệ thông tin của hãng, đánh giá lại cán cân lao động toàn cầu, bà nhận thấy 50% công việc IT do các nhà cung cấp nước ngoài đảm nhiệm và General Electric đang mất đi một số kỹ năng cần thiết.


Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Dich-vu2

Do thiết bị di động và iPad ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi, General Electric muốn tung ra nhiều ứng dụng mới nhanh hơn nữa để phục vụ khách hàng. Hãng này hiện đang sử dụng 1.100 kỹ sư IT tại trung tâm khai trương ở Michigan năm 2009. General Electric cho biết, công nhân mới người Mỹ sẽ không thay thế lực lượng lao động tại nước ngoài của hãng, nhưng động thái này được coi là dấu hiệu quan trọng. General Electric là hãng danh tiếng quy mô lớn, do đó, quyết định hồi hương hoạt động IT của hãng sẽ khuyến khích nhiều công ty khác làm theo.

Nổi bật nhất trong việc hồi hương hoạt động dịch vụ là General Motors (GM). Giống như General Electric (GE), GM có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thuê ngoài. Giai đoạn 1984-1996, GE sở hữu EDS, công ty do tỷ phú Ross Perot thành lập. Tháng 7/2002, GM thông báo sẽ đảo ngược quy tắc khi thuê ngoài 90% công việc IT. Sau vài năm, hãng này lại hy vọng sẽ tự thực hiện 90% công việc IT. Theo lộ trình, hãng này sẽ hồi hương dịch vụ IT.

Lý do hồi hương của GM cũng có thể áp dụng cho nhiều hãng khác. Randy Mott, giám đốc phụ trách công nghệ thông tin của GM, chịu trách nhiệm thay đổi hoàn toàn chiến lược thuê ngoài, cho biết “IT ngày càng phổ biến trong hoạt động kinh doanh và chúng tôi coi đây là lợi thế cạnh tranh”.

Tuy công việc này vẫn được các nhà thầu nước ngoài đảm nhiệm, song phần lớn nguồn lực mà GM đầu tư vào IT sẽ được dùng để duy trì hoạt động như thông thường chứ không phải để nghĩ ra phương thức mới. Hãng này cho rằng việc thực hiện các hoạt động IT tại chính quốc hoặc ở nơi gần kề sẽ giúp hãng linh hoạt hơn, đẩy nhanh và khuyến khích cải tiến hơn nữa.

Đừng gọi điện cho chúng tôi

Trong số tất cả các dịch vụ được thuê ngoài, trung tâm hướng dẫn và giải đáp qua điện thoại (call-centre) là lĩnh vực ra khỏi Ấn Độ đột ngột nhất. Về công nghệ thông tin, các hãng thuê ngoài của Ấn Độ như TCS và Wipro đang làm việc với các công ty toàn cầu, nhưng về call-centre, Ấn Độ đang
phải làm việc với khách hàng.

Giám đốc điều hành một công ty thuê ngoài trụ sở tai Mumbai, than phiền: “Chúng tôi không thể tuyển được nhân viên có giọng chuẩn”. Các call-centre đang cố gắng tuyển dụng nhân viên từ Bombay và Bangalore để phát âm rõ ràng các nguyên âm. Một vở ca kịch gần đây trên trang web cho thấy các nhân viên tổng đài đang cố bắt chước giọng nam diễn viên Scotland, Sean Connery, để phục vụ thị trường Scotland. Tuy vậy, nhiều khách hàng cảm thấy khó hiểu và rất tức giận.

Theo ông Kapoor, call-centre ở Ấn Độ đang ở ngưỡng “khai tử”. Philippines giành được nhiều hợp đồng nhờ tính tương đồng về văn hóa với Mỹ. Và nhiều công ty, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đã đưa call-centre trở lại Mỹ, Anh và châu Âu, nhưng thường với một thay đổi rằng để nói chuyện với một ai đó trong đất nước của bạn, bạn phải trả thêm tiền.


Được sửa bởi Admin ngày Tue Feb 19, 2013 4:01 pm; sửa lần 1.

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Empty Re: Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết

Bài gửi by Admin Tue Feb 19, 2013 3:58 pm

Để hồi hương công việc, nước giàu phải chứng minh rằng họ vẫn có những ưu thế về tiến bộ kỹ thuật.


Phương Tây giờ đây bị ám ảnh về tình trạng mất việc làm do toàn cầu hóa nhiều đến mức mối lo ngại này hiện trở thành chủ đề của nhiều trò đùa cợt. Onion, trang web trào phúng, mới đây đã ra thông báo rằng nhiều ông bố bà mẹ đang thuê ngoài dịch vụ chăm sóc con cái tại Ấn Độ và Sri Lanka, sử dụng hộp các-tông để vận chuyển con cái của họ bằng đường biển.

Tỷ lệ thất nghiệp của một nước được xác định bằng nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô; thương mại và thuê ngoài tác động đến mối quan hệ việc làm và mức lương. Trong các ngành đặc biệt, gia công và thuê ngoài là những kết cục rắc rối nhất của toàn cầu hóa.

Mối nguy mất việc làm vào tay các nước đang phát triển đã làm giảm thu nhập của tầng lớp trung lưu tại các nước giàu. Nhưng bất chấp mối lo ngại và sợ hãi về tình trạng mất việc làm ở phương Tây, xu hướng thuê ngoài đang chậm lại và sẽ sớm yếu dần.

Những năm gần đây, mối lo ngại chính là sự di cư của công việc lao động trí óc, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động tại các nước giàu. Nhưng thuê ngoài tác động xấu đến công việc dịch vụ ít hơn nhiều so với những lo sợ ban đầu, và trong lĩnh vực sản xuất, việc hồi hương có thể mang lại sự hồi sinh.

Ông Blinder của Đại học Princeton là một trong những nhà kinh tế học lỗi lạc nhất sớm đưa ra cảnh báo về tác động của thuê ngoài công việc dịch vụ. Trong bài báo đăng trên Foreign Affairs năm 2006, ông này viết, 42 triệu việc làm dịch vụ của người Mỹ cuối cùng có thể bị mất; sự thay đổi này có thể thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần 3.

Rõ ràng, người ta vẫn chưa nhận thức rõ những mối lo sợ nhất. Không ai biết chính xác thuê ngoài đã tác động thế nào đến tình hình việc làm ở Mỹ từ năm 2006, nhưng theo ước tính của nhiều hãng tư vấn như Hackett Group, dựa vào dữ liệu bí mật từ các khách hàng doanh nghiệp, con số đưa ra tương đối thấp. Theo Hackett, giai đoạn 2002-2016, các công ty lớn của Mỹ và châu Âu bị mất khoảng 3,7 triệu công việc dịch vụ-kinh doanh, thuê ngoài chiếm 2,1 triệu việc. Như vậy, thuê ngoài làm mất đi 150.000 việc làm/năm.

Ước tính mới đây của Hackett về số việc làm bị mất và điều gì sẽ đến rất sát với dự báo của Forrester Research đưa ra năm 2004 rằng 3,4 triệu việc làm dịch vụ của Mỹ sẽ được thuê ngoài vào năm 2015, hoặc khoảng 300.000 việc làm/năm.

McKinsey lạc quan hơn nhiều so với ông Blinder khi tuyên bố năm 2006 rằng về lý thuyết, 11% việc làm dịch vụ trên thế giới có thể được thực hiện “từ xa”. Thực tế, theo suy nghĩ của McKinsey, chỉ khoảng 650.000 việc làm/năm sẽ bị ảnh hưởng. Đến nay, những người lạc quan đã được chứng minh là đúng.

Những năm gần đây, kẻ hủy diệt việc làm số 1 ở Mỹ là suy thoái. Ông Blinder cho biết: “Mô hình thuê ngoài chỉ lấy đi một tỷ lệ rất nhỏ việc làm”. Ông này cho rằng động thái hồi hương một số việc làm trong ngành sản xuất là quan trọng.

Tuy nhiên, theo ông, làn sóng thuê ngoài dịch vụ có thể chưa tác động đến các nước phương Tây. Lý do chính là những tiến bộ về công nghệ thông tin và viễn thông có thể cho phép thuê ngoài những công việc cao cấp hơn và lành nghề hơn. Mức lương trả cho nhân viên lành nghề nói tiếng Anh tại các nước đang phát triển – những người có thể cung cấp dịch vụ - đang tăng nhanh. Các công ty ngày càng lo ngại rằng thuê ngoài dịch vụ có thể gây thiệt hại trong dài hạn.

Lý lẽ tốt nhất cho việc gia công thuê ngoài ngày nay là tiến gần các thị trường mới đang tăng trưởng nhanh, và lý lẽ này ngày càng mạnh mẽ hơn. McKinsey ước tính, đến năm 2015, các nước đang phát triển sẽ chiếm gần 70% nhu cầu hàng hóa sản xuất. Trong khi đó, trước kia các công ty coi thị trường đang phát triển như nguồn cung cấp lao động giá rẻ thì hiện giờ lại đang cố gắng thâm nhập sâu rộng hơn vào các thị trường này.

Ví dụ, ABB đã dịch chuyển từ cái gọi là chiến lược “chênh lệch chi phí” đối với các nước như Trung Quốc sang phương thức “có mặt ở đất này để phục vụ đất nước này” (in country for country).Nghĩa là ABB không chỉ muốn chỉ sản xuất mà còn thực hiện luôn các chức năng khác như quản lý sản phẩm và R&D tại Trung Quốc.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nước mới nổi cũng sẽ thúc đẩy các công ty đa quốc gia mới thành lập của họ trở thành “bản địa” tại phương Tây. Công ty tư vấn Rhodium cho biết, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã tạo ra gần 30.000 việc làm tại đây, và rằng đến cuối thập kỷ này các công ty của Trung Quốc sẽ tuyển dụng 400.000 người Mỹ.

Liệu việc hồi hương và việc công ty đa quốc gia của các nước đang phát triển thâm nhập thị trường phương Tây có tạo ra thêm nhiều việc làm mới tại thế giới giàu có hay không? Tổ chức tư vấn Boston Consulting Group cho rằng, đến năm 2020, riêng việc hồi hương có thể tạo ra 2-3 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất, trong đó có đến 1 triệu việc làm trực tiếp từ công việc trong nhà máy và phần còn lại từ lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ như xây dựng, vận tải và bán lẻ.

Nhỏ giọt chứ không phải ồ ạt

Nhưng điều quan trọng là không nên đánh giá quá cao tác động của việc hồi hương đối với việc làm. Hoạt động sản xuất thường quay trở lại khi chúng được tự động hóa, toàn bộ hoặc một phần, do vậy, số việc làm hồi hương sẽ ít hơn số thuê ngoài ban đầu.

Theo ông Sirkin từ BCG, hầu hết các công ty mà gần đây xây dựng thêm các cơ sở mới hoặc mở rộng các cơ sở hiện có tại Mỹ đã đưa thêm ứng dụng tự động hóa. Ví dụ, NatLabs, nhà sản xuất răng nhân tạo trụ sở tại Florida, đã hồi hương rất nhiều hoạt động sản xuất từ Trung Quốc cũng nhờ tự động hóa nhiều hoạt động.

Michel Janssen từ Hackett cho biết, điều tốt nhất có thể hy vọng không phải là hàng triệu việc làm thu nhập cao sẽ hồi hương và mọi chuyện sẽ trở lại như xưa mà là “sự dịch chuyển việc làm ra khỏi nước Mỹ sẽ dừng lại. Tính sẵn có về công nhân lành nghề sẽ tác động ngày càng lớn lên quyết định
của các công ty về địa điểm đặt cơ sở sản xuất”.

Chính phủ các nước trên thế giới đã sử dụng nhiều khuyến khích tài chính nhằm thu hút các công ty đến nước họ. Khuyến khích này có thể là nguồn tiền mặt ổn định và những ưu đãi về thuế doanh nghiệp cho đến các khoản tín dụng giá rẻ.

Ví dụ, trở lại năm 2005, Dell đã được bang North Carolina và thành phố Winston-Salem hứa hẹn bằng nhiều khuyến thích trị giá lên đến 280 triệu USD để mở thêm nhà máy tại các khu vực này. Khi Dell rút khỏi vào năm 2009, hãng này đã phải trả lại 24 triệu USD đã nhận. Năm 2007 North Carolina trao cho Google một gói kích thích 260 triệu USD để mở rộng cơ sở đặt máy chủ gần Blue Ridge Mountains – tuy nhiên, Google cuối cùng cũng từ chối.

Các công ty ngày càng hoài nghi hơn về những kích thích ngắn hạn, và chính phủ các nước sẽ phải làm nhiều hơn nữa để đưa ra hình thức khuyến khích hữu ích nhất và lâu dài nhất: môi trường kinh doanh. Những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách có thể chỉ rõ chênh lệch chi phí lao động là lý do rõ ràng và mạnh mẽ giải thích tại sao các hãng/công ty thuê ngoài. Khi khảo sát các công ty đang chuyển các hoạt động sản xuất ra khỏi nước Mỹ, trường Kinh doanh Harvard nhận thấy, mức lương thấp hơn là động lực chính của 70% số công ty. Nhưng 1/3 cũng cho biết họ thuê ngoài để tiếp cận tốt hơn nguồn lao động lành nghề.

Khi khoảng cách về mức lương trên thế giới ngày càng thu hẹp, rõ ràng các yếu tố khác như kỹ năng, luật lao động, cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng, thuế suất và quy định đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết khi các công ty quyết định nơi nào sẽ đặt hoạt động sản xuất. Hiện nhiều công ty đang có cái nhìn khác về chính sách gia công và thuê ngoài của họ, do vậy, chính phủ các nước cần cho họ một lý do hợp lý để quay lại. Ông Porter cho biết “nếu các công ty đang thuê ngoài vì các vấn đề chính sách trong nước có thể giải quyết được, điều đó là không thể tha thứ”.

Không thể tuyển dụng nhân viên


Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Us

Trong báo cáo gần đây về hoạt động sản xuất toàn cầu, McKinsey cho biết, trong tương lai gần, thế giới có thể có quá ít công nhân lành nghề và không đủ việc làm cho công nhân kỹ năng thấp. Quyết định của các công ty về nơi đặt cơ sở sản xuất ngày càng hướng đến nơi họ có thể tìm được
công nhân lành nghề theo yêu cầu.

Năm 2011, cuộc khảo sát 2.000 công ty của Mỹ nhận thấy, 43% hãng sản xuất mất hơn 6 tháng để tìm lấp đủ một số vị trí trống. Mỹ gặp vấn đề nghiêm trọng vì nước này sản xuất ra quá ít sinh viên tốt nghiệp đại học và quá nhiều học sinh cấp ba bỏ học giữa chừng. Tại Nhật Bản, 3/4 số công ty gặp vấn đề trong việc tìm kiếm nhân viên kỹ thuật và kỹ sư. Kết quả là nhiều công ty không thể hồi hương việc làm vì họ không thể tìm được công nhân có kỹ năng cần thiết.

Một vấn đề khác là tính linh hoạt của lao động, rất khác biệt giữa các nước. Tại Anh, theo Hans Leentjes, chủ tịch phụ trách khu vực Bắc Âu của Manpower, người sử dụng lao động có thể sa thải người lao động nhưng phải tuân thủ đúng quy trình và thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho mỗi năm làm việc.

Trái lại, tại Đức, các công ty phải đàm phán số tiền thanh toán và trả 1-2 tháng lương cho mỗi năm làm việc. Người lao động Đức có thể vẫn đến tòa án và công ty có thể phải tuyển dụng lại họ. Ông Leentjes cho biết “Trong một nền kinh tế toàn cầu nơi các công ty có thể đi đến nơi nào họ muốn, thì những khác biệt vừa nêu có tác động rõ rệt”.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy lao động tại các nước giàu đang ngày càng linh hoạt hơn khi công nhân tại châu Á từng bước có được thêm quyền lợi. Các công ty đa quốc gia hiện thừa nhận lực lượng lao động linh hoạt và chi phí thấp của Mỹ có tính hấp dẫn quan trọng. Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đồng euro, Tây Ban Nha và Italia phải tiến hành cải cách thị trường lao động.

Một dấu hiệu khác là công nhân sản xuất xe hơi phương Tây lại sẵn sàng làm ca đêm. Tháng 8 năm ngoái, Jaguar Land Rover, thuộc sở hữu của Tata, thông báo áp dụng lại ca đêm tại nhà máy gần Liverpool, và 3 ông lớn ngành ô-tô của Mỹ đang thúc đẩy làm việc 24/24. Trong khi đó, công nhân sản xuất xe hơi tại Hàn Quốc, lại thành công trong việc bãi bỏ ca làm đêm tại hai hãng lớn Hyundai và Kia.

Nhưng có lẽ chỉ ở Mỹ và Anh, lực lượng lao động đủ linh hoạt để có cơ hội thuyết phục các công ty hồi hương hoạt động sản xuất. Ở đầu kia là Pháp, nơi Arnaud Monterbourg, bộ trưởng được bổ nhiệm để xây dựng lại ngành công nghiệp nước này, cuối năm ngoái đã nói với Lakshmi Mittal, ông trùm thép Ấn Độ, rằng ông không được mong đợi tại Pháp sau khi công ty của ông, ArceloMittal, cố gắng đóng cửa các lò luyện kim.

Và nơi nào các công ty có thể duy trì hoạt động sản xuất ở nước ngoài, thông thường nhờ vào công nhân nhập cư. Jenlo Apparal Manufacturing dựa vào công nhân có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam ở Montreal, và ET Water Systems đưa hoạt động sản xuất về trao cho nhà thầu có trụ sở tại San Jose đang tuyển dụng công nhân có nguồn gốc Đông Nam Á. Một yếu tố quan trọng về bậc lương thấp trong lao động của Mỹ là sự nhập cư, cả hợp pháp và phi pháp, từ Mexico. Darryl Green, một trong những chủ tịch của Manpower, cho biết “lao động càng được tự do di chuyển bao nhiêu thì càng ít công ty cần thuê ngoài bấy nhiêu”.

Các hãng môi giới đang cung cấp nhân viên tạm thời như Manpower đóng vai trò nhất định, cho phép các công ty đối xử với công nhân như một nguồn lực linh hoạt chứ không phải là chi phí cố định. Không có gì là ngẫu nhiên khi thị trường lớn nhất của Manpower là Pháp.

Tại Nhật Bản, thị trường lao động cũng rất cứng nhắc. Năm 2007, Fujio Mitarai, giám đốc điều hành Canon, cho biết, các hãng môi giới tạm thời đã giúp nhiều hãng sản xuất tránh được “hố lõm” của ngành. Nhưng hiện nay chính phủ đã hạn chế việc sử dụng công nhân tạm thời. Hiroyuki Izutsu từ Manpower, cho biết, cùng với việc đồng yên tăng giá, việc này đang thúc đẩy các công ty Nhật Bản đẩy mạnh hoạt động thuê ngoài.

Trụ sở North Carolina của Lenovo, thừa hưởng từ IBM, nằm tại trung tâm Research Triangle Park, nơi quy tụ rất nhiều trường đại học và doanh nghiệp công nghệ cao. Đây là một ví dụ về hệ sinh thái doanh nghiệp có khả năng thut hút đầu tư của các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Khu vực này có chi phí cạnh tranh, công nhân lành nghề, mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các trường đại học trong vùng và môi trường thân thiện với doanh nghiệp. Không giống Dell, Lenovo không nhận đồng nào từ chính quyền bang khi khởi động sản xuất tại Whitsett.

Trong nước, các nhà máy của hãng cạnh tranh gay gắt với nhau về chi phí, sản lượng và chất lượng. Sẽ rõ ràng nếu “Made in America” là hàng xa xỉ hoặc liệu nó có tạo ra giá trị bền vững cho hãng hay không. Tony Pulice, giám đốc nhà máy tại North Carolina, sẵn sàng cho thấy những gì Trung Quốc có thể làm.

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết Empty Re: Kỷ nguyên gia công và thuê ngoài đến hồi kết

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết