Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng

Go down

Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng Empty Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng

Bài gửi by Admin Fri Sep 28, 2012 11:14 am

Cổ phiếu ngân hàng đã không còn là “thành trì vững chắc” trong con mắt nhiều nhà đầu tư trước nỗi lo âu về nợ xấu, tình trạng sở hữu chéo, quan hệ không minh bạch giữa ngân hàng và doanh nghiệp “sân sau” của Ông chủ ngân hàng

Quan hệ không minh bạch này, nếu có, chỉ diễn ra ở ngân hàng thương mại cổ phần mà sở hữu Nhà nước không giữ vai trò chi phối. Ở đó, ngân hàng "lệ thuộc" vào một hoặc vài cá nhân chi phối với vai trò "Ông chủ ngân hàng".

Khởi thủy, Ông chủ xuất hiện khi ngân hàng thương mại hình thành, đa phần là chuyển lên từ ngân hàng nông thôn hoặc hợp tác xã tín dụng. Lúc này, vốn điều lệ cần thiết chỉ là 70 tỷ đồng. Một doanh nhân thành đạt, mà đa phần là từ bất động sản, sẽ bỏ ra một số tiền đáng kể để sở hữu cổ phần ngân hàng. Do ngân hàng vốn lớn, nhiều cổ đông nên việc sở hữu một tỷ lệ không cao lắm cũng đủ chi phối một ngân hàng.

Điều 55 của Luật Các Tổ chức Tín dụng không cho phép cá nhân sở hữu quá 5% vốn điều lệ một ngân hàng. Ông chủ sẽ lách luật bằng cách sử dụng pháp nhân tổ chức kinh tế do mình chi phối nắm giữ đến 15% cổ phần ngân hàng mà Luật cho phép. Ông chủ cũng có thể "lách luật" khi sử dụng cá nhân là những người thân để sở hữu một tỷ lệ cổ phần lớn hơn vì Điều 55 của Luật cho phép nhóm này được sở hữu đến 20% vốn điều lệ.

Thực tế cho thấy, chỉ cần sở hữu trên 10% là Ông chủ đã có thể chi phối ngân hàng. Lúc này, rủi ro đã có mầm mống hình thành. Là người thành đạt nhờ đi vay ngân hàng để kinh doanh lớn, nhất là bất động sản, Ông chủ ngân hàng ít chấp nhận cổ tức "khiêm tốn" từ hoạt động kinh doanh ngân hàng mà cốt lõi là hoạt động tín dụng mang lại. Ông chủ có kỳ vọng lớn hơn ở chỗ mình được vay vốn thoải mái để kinh doanh những ngành "hot" như bất động sản hay chứng khoán.


Rủi ro từ các 'ông chủ' ngân hàng 20120925142505_main

Ông chủ "rút ruột" ngân hàng như thế nào?

Còn một "kẻ hở" trong Luật mà Ông chủ có thể "rút ruột" ngân hàng, lấy lại một phần số tiền đã bỏ ra mua cổ phiếu mà vẫn là chủ ngân hàng. Xa hơn nữa, bằng nguồn tiền bao la của người gởi tiết kiệm, Ông chủ có thể trở thành "nhà tài phiệt" khi thao túng, chi phối một số đơn vị, ngành nghề nào đó bằng những kẻ hở hay khoảng trống trong Luật.

Bằng cách nào mà Ông chủ ngân hàng "lấy lại" tiền mình đã bỏ ra mà vẫn còn đó cổ phiếu ngân hàng và vai trò "Ông chủ"? Ông chủ sẽ quyết định để ngân hàng bỏ ra số tiền này mua cổ phần tại đơn vị "sân sau" của mình, chỉ cần đơn vị này không là cổ đông ngân hàng nhằm "lách luật" tại Điều 129 của Luật Các Tổ chức Tín dụng. Luật này đã cho phép Tổ chức tín dụng được phép chi tới 40% vốn điều lệ để làm điều này (góp vốn).

Tiền đi mua cổ phần tất nhiên ngân hàng không tính lãi, không có quyền đòi và phải chấp nhận mất trắng khi đơn vị thua lỗ hết vốn. Bằng cửa này, Ông chủ có thể trả nợ vay nếu phải đi vay để mua cổ phần ngân hàng. Rủi ro này nằm ở chỗ một tỷ lệ vốn điều lệ đã thành "vốn ảo", tham gia chia phần "cổ tức", quản trị, nhưng không tham gia tín dụng để có lãi cho vay, không tham gia bù đắp rủi ro khi ngân hàng thua lỗ, thậm chí phá sản.

Với nguồn tiền gửi lớn lao từ khách hàng, Ông chủ ngân hàng có sức mạnh rất lớn về hoạt động tín dụng. Thông thường, Ông chủ sẽ được vay nợ "khủng" với điều kiện "thoáng" về quy định để đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm nhưng cũng đầy rủi ro như bất động sản và chứng khoán. TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã nhận định trong buổi tọa đàm rằng "Ông Tây sẽ chết ngất trên ghế khi nghe rằng ngân hàng thương mại Việt Nam dành 80% dư nợ tín dụng cho Ông chủ ngân hàng".

Những người Miền Nam lớn tuổi đều biết đến vụ án ông chủ ngân hàng Nguyễn Tấn Đời ở chế độ Sài Gòn cũ. Khi ấy, ông Đời đã bị tịch thu toàn bộ gia sản, xử tội nặng tại Tòa Đại Hình khi Chính phủ phát hiện những khách hàng được vay chủ yếu là người thân, thậm chí cả tạp vụ, bếp, lái xe đứng tên vay giúp cho ông.

Có lẽ "thoáng" nhất trong cơ chế cho vay là mua trái phiếu của doanh nghiệp "sân sau" của Ông chủ. Cơ chế này đã cô lập các nguyên tắc và quy định tín dụng như cho vay phải có thế chấp, giải ngân tiền vay theo tiến độ thực hiện dự án, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích... Cơ chế mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ phù hợp cho cá nhân hoặc quỹ đầu tư, không quản trị rủi ro bằng tín dụng ngân hàng, nhất là nguyên tắc có thế chấp. Mọi người đều có thể nhìn thấy rủi ro khi "trứng được dồn vào một giỏ" với cơ chế thoáng, một cội nguồn đáng kể gây nên nợ xấu lớn lúc thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán trầm lắng.

"Bật mí" hoạt động ủy thác đầu tư

Quản lý và chi phối nguồn tiền lớn lao của khách gửi, Ông chủ có thể vươn tầm ảnh hưởng bằng việc sử dụng khoảng trống trong cơ chế quản lý là hoạt động ủy thác đầu tư và sử dụng quỹ đầu tư. Bằng việc đưa tiền ngân hàng qua nghiệp vụ ủy thác đầu tư vào quỹ đầu tư "tay trong" của mình, Ông chủ có thể giữ giá hay thậm chí làm giá cổ phiếu. Nghiệp vụ này cũng sẽ giúp ngân hàng dùng tiền gửi của người dân mua lại cổ phiếu ngân hàng khi tăng vốn điều lệ. Quy trình này đẻ ra một lượng vốn ảo vì khi ngân hàng phá sản, vốn điều lệ ảo này không hề có vì tiền đưa ra quỹ đầu tư không thể thu hồi do cổ phiếu ngân hàng không còn giá trị.

Thông qua hoạt động ủy thác đầu tư hoặc tín dụng "thoáng", Ông chủ cũng có thể dùng tiền ngân hàng này để "mua" ngân hàng khác nhằm đoạt được quyền "chi phối" tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được mua. Thế lực tài chính cứ thế phát triển dần, lúc này, Ông chủ ngân hàng đã sử dụng lực đòn bẩy bằng số vốn nhỏ ban đầu để chi phối số vốn khổng lồ của người gửi tiền tại ngân hàng.

Và Ông chủ đã là nhà tài phiệt, có tầm ảnh hưởng đến hoạt động tài chính và kinh tế. Đây là quy trình phát triển tự phát của kinh tế thị trường trong thời kỳ cạnh tranh tự do. Sẽ là điều không hợp lý vì bên đi ủy thác đầu tư nên là cá nhân, không có bộ máy, kiến thức, trình độ, không thể là ngân hàng với bộ máy, kiến thức hơn hẳn cả quỹ đầu tư. Ngân hàng đi ủy thác với hợp đồng có lãi suất chỉ là biến tướng của tín dụng nhưng lách luật ở khoản thế chấp, mục đích, thời hạn, nhất là cô lập nguyên tắc cho vay trực tiếp của ngân hàng.

Khi ủy thác không đề cập lãi suất là biến tướng của góp vốn nhưng lách luật vì vượt quá tỷ lệ cho phép (hơn 11% vốn điều lệ doanh nghiệp nhận vốn hoặc hơn 40% vốn điều lệ ngân hàng). Ủy thác cũng có tác dụng che dấu mục đích đưa tiền ra từ ngân hàng nên được hạch toán ở "khoản phải thu". Nguy cơ ở đây là những luật lệ phòng ngừa rủi ro của ngân hàng đã bị cô lập. Khả năng rủi ro về tổn thất vốn đã không được minh bạch và có nguy cơ xảy ra.

Về vĩ mô, ngân hàng đã không đưa trọn vẹn vốn huy động vào cho vay phát triển kinh tế mà một bộ phận vào đầu cơ, thậm chí thao túng thị trường.

Từ thực tiễn, tái cơ cấu ngân hàng đang được diễn ra. Bên cạnh việc tái cơ cấu thông qua sáp nhập, mọi người mong rằng Ngân hàng Nhà nước tái cơ cấu cả nội dung hoạt động ngân hàng. Đã đến lúc luật hóa quan hệ ủy thác đầu tư từ ngân hàng, giám sát trước các khoản góp vốn từ ngân hàng, luật hóa việc ngân hàng mua trái phiếu, hoàn thiện những quy định tín dụng nhằm tránh rủi ro từ tín dụng thoáng (không thế chấp hoặc thế chấp không đủ giá trị, không thanh khoản), phân bổ tín dụng trên diện rộng, tránh tập trung vào nhóm để hạn chế rủi ro.

Tác giả: Theo Vietstock

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết