Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối

Go down

Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối Empty Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối

Bài gửi by Admin Wed May 08, 2013 2:48 pm

Theo TS. Trần Đình Thiên, nếu như tự do - quyền năng của kinh tế thị trường - được các nhà làm chính sách khai thông, sẽ ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống và con người thị trường.

Làm thế nào để phát triển kinh tế "mang khuôn mặt con người" là câu hỏi thường trực khiến PGS.TS Trần Đình Thiên, viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam, luôn suy nghĩ, tìm kiếm. Theo ông, nếu như tự do - quyền năng của kinh tế thị trường - được các nhà làm chính sách khai thông, sẽ ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống và con người thị trường.

- Ông nghĩ gì về cuộc tranh luận giữa TS Alan Phan và hiệp hội Bất động sản vừa qua về thị trường nhà đất?

Về nội dung, cuộc tranh luận ấy là hay và cần thiết. Việt Nam rất cần những cuộc tranh luận công khai, thực chất, thẳng thắn và có chiều sâu về các vấn đề lớn như thế này, không chỉ trong kinh tế mà cả các lĩnh vực khác.

Cuộc tranh luận giữa TS Alan Phan, thoạt đầu là với một nhóm người đại diện cho Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều người - không đơn thuần chỉ vì nội dung của nó mà bởi cái được gọi là văn hoá tranh luận. Thực chất vấn đề là ở chỗ nhiều ý kiến đưa ra trong cuộc tranh luận có xu hướng chuyển sang phê phán cá nhân, lôi chuyện đời tư ra thay cho việc nêu các luận cứ, cung cấp tri thức để giải quyết vấn đề. Chính cuộc tranh luận như vậy đặt ra một vấn đề tưởng như không có gì nhưng lại là một "điểm tối" văn hoá đang bị cố che giấu đi ở ta.


Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối 20130506090957-thien



- Theo ông, lực cản nào là lớn nhất khiến chúng ta chưa kiểm soát được nhịp độ cải cách thị trường?

Nói duy nhất một lực cản nào là chính thì hơi khó. Đúng nhất là nên kể một số lực cản. Theo tôi, một cách khái quát, ta chưa kiểm soát được nhịp độ cải cách thị trường là vì trước hết, chúng ta chưa giải quyết thật rõ ràng mối quan hệ cơ bản nhất của chiến lược phát triển - cơ chế bảo đảm sự kết hợp hiệu quả giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Công thức phát triển này, cũng là khái niệm quan trọng nhất của sự phát triển hiện đại của Việt Nam, đã được nêu ra vài chục năm nay, vẫn chưa có sự giải thích đầy đủ, thuyết phục.

Nguyên nhân thứ hai là vấn đề tầm nhìn phát triển - là nhận thức, là tư duy về thời đại cho đúng tầm thời đại. Nghĩa là phải định vị đúng đất nước mình trong thời đại toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, thời đại công nghệ cao để tìm cơ hội bứt phá, để vượt lên, sao cho có thể dần tiến kịp các nước đi trước chứ không phải cứ tiếp tục tụt hậu, thậm chí tụt hậu xa hơn, như hiện nay.

Cho đến nay, nền kinh tế nước ta vẫn chưa thoát khỏi mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô, vào công nghiệp lắp ráp và gia công; bị lệ thuộc nặng vào vốn đầu tư dễ. Mô hình tăng trưởng này phải được vượt bỏ nhanh thì nước ta mới có cơ hội "tiến kịp để tiến cùng thời đại". Mà thời đại ngày nay lại chính là thời đại "nhanh thì thắng, còn chậm thì chẳng bao giờ".

Gần đây, ta nói nhiều về đổi mới mô hình tăng trưởng, về tái cơ cấu. Nhưng thực tế chưa làm được bao nhiêu. Một phần quan trọng là do những khó khăn ngắn hạn ngày càng gay gắt, phải tập trung trí tuệ và nguồn lựcđể lo tháo gỡ, chạy chữa. Nhưng một phần quan trọng là do tầm nhìn hạn chế, lại bị thiên kiến đè nặng, mãi chưa thoát khỏi cách nhìn phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, vẫn muốn Nhà nước chi phối, dẫn dắt thị trường chứ chưa phải Nhà nước dựa vào thị trường và cùng với thị trường điều tiết nền kinh tế. Bị trói trong cái này thì khó thông thoáng, không thể mạnh dạn mở cửa, tích cực chuẩn bị các điều kiện cho hội nhập. Mà khi bị hạn chế tầm nhìn thì dễ mắc bệnh thiển cận, dễ bị lòng tham chi phối.

- Trong các đánh giá về kinh tế, ông rất coi trọng giá trị của niềm tin, sự tự do. Theo ông, vì sao niềm tin của người dân và của doanh nghiệp bị tổn thương nhiều như vậy khi nhìn vào tương lai? Làm thế nào để gầy dựng lại?

Cách đây mười mấy năm, khi tạp chí Far Eastern Economic Review chưa giải tán, trong mục bình chọn câu nói hay trong tháng, họ chọn câu nói về cách phát triển của Việt Nam, đại thể là Việt Nam không thích đi thẳng bình thường mà lại thích đi ngoặt: mỗi năm đến mấy bước ngoặt; mà cứ bước ngoặt riết rồi không biết sẽ đến đâu! Tôi rất ấn tượng với ví dụ này. Và từ đó, cũng suy nghĩ nhiều thêm về cách phát triển của ta.

Tất nhiên trong ví dụ trên, thích kiểu phát triển "bước ngoặt" hay "đi thẳng" là một cách nói. Bước ngoặt thì vẫn rất cần cho phát triển, nhất là cho những nước đi sau. Nhưng không thể cứ hô hào bước ngoặt quanh năm, rồi dựa vào đó mà lao theo các phong trào, theo các "hội chứng". Cần thiết và chủ yếu là phải phát triển bình thường, đi thẳng. Vậy thôi. Lòng tin có cơ sở đơn giản như vậy, không màu mè, đừng lên gân. Nếu không thì sẽ quá tải, quá trớn, lòng tin sẽ bị suy giảm và suy kiệt.

Chúng ta chưa giải quyết thật rõ ràng mối quan hệ cơ bản nhất của chiến lược phát triển - cơ chế bảo đảm sự kết hợp hiệu quả giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Công thức phát triển này, cũng là khái niệm quan trọng nhất của sự phát triển hiện đại của Việt Nam, đã được nêu ra vài chục năm nay, vẫn chưa có sự giải thích đầy đủ, thuyết phục.

Cụ thể hiện nay, niềm tin thị trường chỉ có khi các chính sách quản trị và điều hành vĩ mô bảo đảm được tính nhất quán và sự ổn định. Trong thời gian qua, đây là một trong những điểm yếu nhất trong hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô của nước ta. Việc điều hành chủ yếu dựa vào các giải pháp hành chính, được sử dụng thường xuyên nhưng rất khó phối hợp và gây xung đột.

Vì vậy, kể từ khi trở thành thành viên WTO, mặc dù có nhiều cơ hội lớn để bứt phá phát triển, nền kinh tế nước ta lại rơi vào trạng thái khó khăn không bình thường: tốc độ tăng trưởng suy giảm liên tục, lạm phát cao, lên xuống thất thường, rơi vào bất ổn kéo dài, bộc lộ rõ những điểm yếu nghiêm trọng về cơ cấu, những bất cập của mô hình tăng trưởng.

Trong điều kiện như vậy, lòng tin suy giảm mạnh là không tránh khỏi. Môi trường chính sách thay đổi quá nhanh, lại mang tính hành chính cao độ nên khó đoán định. Đó là chưa kể sự phân biệt đối xử trong cách điều hành, rồi cơ chế xin - cho tuỳ tiện. Khi đó, doanh nghiệp sẽ không biết phải ứng xử chính sách thế nào cho phù hợp. Đó là chưa kể tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là khu vực tư nhân, của các chính sách nhiều khi không rõ, thậm chí rất yếu. Có thể nêu cách điều hành chính sách lãi suất vài năm qua làm ví dụ.

Một yếu tố khác ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của doanh nghiệp là tính công khai, minh bạch của môi trường thông tin. Ai cũng biết môi trường thông tin thiếu công khai minh bạch thì không thể hoạch định chiến lược và chính sách đúng. Đây chính là loại rủi ro phát triển lớn nhất trong thời đại công nghệ thông tin.

Gầy dựng lại lòng tin thị trường, doanh nghiệp, chắc chắn không thể ngày một ngày hai và bằng cách thức dễ dàng. Và tuyệt đối không thể theo lối mị dân.

Chúng ta thường nghe câu "khủng hoảng, khó khăn là cơ hội của cải cách". Chúng ta tin vào nguyên lý đó. Chúng ta chờ đợi điều đó xảy ra sớm trong nền kinh tế nước ta. Nhưng cho đến nay, đã sáu năm sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế ngày càng khó khăn, số doanh nghiệp "ra đi" tiếp tục tăng lên. Nhưng cải cách - dưới hình hài cụ thể là tái cơ cấu, là đổi mới mô hình tăng trưởng, vẫn tiếp tục là cơ hội mà chưa thấy chuyển hoá thành hiện thực như trông đợi. Để lấy lại lòng tin, chỉ có một cách: hành động cải cách thực sự, quyết liệt và bài bản. Tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng phải diễn ra thực, không thể chỉ "quyết liệt" hô hào, chỉ dừng lại ở các đề án trên giấy và các cuộc tranh luận trong các phòng họp.

Điểm cuối cùng tôi muốn nói: muốn được dân tin, doanh nghiệp tin thì trước hết Nhà nước, Chính phủ phải tin dân, tin doanh nghiệp. Vế thứ hai này lâu nay ít được quan tâm. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân không được đánh giá đúng, vị thế của lực lượng doanh nghiệp trong phát triển chưa được coi trọng đúng mức. Chức năng của thị trường còn bị bộ máy quản lý điều hành nhà nước lấn át, chèn ép.

- Nhìn vào số lượng doanh nghiệp bị phá sản, ông có chia sẻ gì với doanh nhân khi được mất, thành bại... chỉ trong gang tấc?

Tôi luôn luôn coi doanh nhân là lực lượng quyết định sự phát triển trong nền kinh tế thị trường. Ở đây, tôi nhấn mạnh khu vực tư nhân bởi vì đây là lực lượng yếu thế, thường là đối tượng bị phân biệt đối xử, trong khi nó cần phải được đối xử một cách công bằng và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, trước hết là đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Trong quan niệm của tôi, việc hình thành lực lượng doanh nghiệp mà chúng ta có như ngày hôm nay, dù còn nhiều yếu kém, vẫn phải được coi là thành quả quan trọng nhất của công cuộc đổi mới. Đổi mới mang lại rất nhiều kết quả to lớn, thậm chí, có những kết quả mang tính đổi đời như tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất nhập khẩu, hay ấn tượng còn hơn thế - thành tựu xoá đói giảm nghèo. Nhưng lực lượng doanh nghiệp - chủ thể quyết định sự phát triển của nền kinh tế thị trường, lực lượng định vị chân dung thời đại của Việt Nam, quyết định vị thế của Việt Nam trong tấm bản đồ kinh tế thế giới hiện đại, phải được coi là thành quả quan trọng nhất của quá trình đổi mới.

Với quan niệm như vậy, ai chẳng đau lòng khi thấy hàng trăm ngàn doanh nghiệp "ra đi" trong vài năm qua. Nhưng không có gì phải bi luỵ. Nó trái với bản lĩnh, khí phách của dân tộc Việt, con người Việt. Tất nhiên, các doanh nhân Việt Nam đang trải qua một cuộc thử lửa khốc liệt. Cạnh tranh quốc tế sống còn, bươn chải kinh doanh trong điều kiện lạm phát bất thường và lãi suất cao vượt trội các đối thủ cạnh tranh quốc tế của mình - tôi chia sẻ với doanh nghiệp Việt Nam tất cả những khó khăn này. Nhưng từ đây, để thực sự công bằng, cần phải nhìn nhận vấn đề từ cả hai góc độ.

Một là mổ xẻ những nguyên nhân thuộc về mô hình phát triển, cơ chế và chính sách vận hành, các giải pháp điều tiết - tức là những nguyên nhân gắn với hệ thống quản trị, điều hành kinh tế quốc gia với chủ thể là Nhà nước, làm cho các doanh nghiệp của ta chậm lớn, khó phát triển, thậm chí, không muốn phát triển theo đúng nghĩa.

Hai là phải làm rõ xem doanh nghiệp Việt Nam bươn chải lên như thế nào - có bản lĩnh, tự xây đắp năng lực để tự vươn lên, để thắng trong cạnh tranh hay vẫn mang tâm lý dựa dẫm Nhà nước, chỉ ham "đánh quả", đầu cơ chụp giật. Câu hỏi phải được đặt ra một cách nghiêm túc là tại sao doanh nghiệp Việt Nam chậm lớn đến vậy? Nguyên nhân tự thân từ doanh nghiệp là ở đâu? Tôi nghĩ rằng câu hỏi chưa được đông đảo các doanh nghiệp tìm cách trả lời một cách nghiêm túc và nghiêm khắc. Những nguyên nhân yếu kém tự thân của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Việt Nam đang bộc lộ ngày càng rõ - thói dựa dẫm vào Nhà nước, tính ham đầu cơ chụp giật, sự ham thích kinh doanh kiểu "đánh quả", ngại cạnh tranh, thiếu tầm nhìn chiến lược, v.v. đang bắt họ phải trả giá. Mọi sự đang vận hành đúng theo nguyên lý: lợi nhuận dễ thì rủi ro càng lớn.

Phải thoát khỏi cái bóng, cái ô che ban phát, kiểu như kích cầu hay xin "ưu đãi chính sách" mỗi lúc gặp khó khăn, lao vào cuộc cạnh tranh bằng cái đầu và đôi chân của chính mình chứ không phải bằng sức lực xin cho từ Nhà nước.

Đó chính là vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Không thể đơn thuần chỉ ngồi đổ lỗi cho mô hình, cho cơ chế mỗi lúc gặp khó khăn, cho rằng mình vô can, chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh. Phải thoát khỏi cái bóng, cái ô che ban phát, kiểu như kích cầu hay xin "ưu đãi chính sách" mỗi lúc gặp khó khăn, lao vào cuộc cạnh tranh bằng cái đầu và đôi chân của chính mình chứ không phải bằng sức lực xin cho từ Nhà nước.

Chỉ khi đó, chúng ta mới có lực lượng doanh nhân thực sự đúng nghĩa là lực lượng quyết định vận mệnh phát triển của nền kinh tế quốc gia.

- Vậy theo ông, khi nào kinh tế Việt Nam mới thực sự đảo chiều?

Tôi cho rằng nền kinh tế Việt Nam chỉ thực sự đảo chiều khi quá trình tái cơ cấu thực sự diễn ra một cách bài bản, hệ thống, nhằm mục tiêu thay đổi cả mô hình tăng trưởng chứ không phải chỉ là những thay đổi cục bộ, rời rạc và mang tính đối phó tình thế như hiện nay.

Muốn tái cơ cấu thì phải chấp nhận trả giá, phải chịu đau, phải tốn tiền. Có vẻ như chúng ta hoặc chưa sẵn sàng cho điều này, hoặc cho rằng không cần phải như vậy vẫn đạt kết quả tái cơ cấu mong đợi. Có lẽ phải gạt bỏ những ảo tưởng kiểu này mới tái cơ cấu thật sự được.

Nền kinh tế phải tốn tiền, thậm chí tốn nhiều tiền mới tái cơ cấu được. Nhưng việc tạo ra thể chế mới từ đó sẽ cứu được doanh nghiệp.

Logic là như vậy. Kinh tế nghĩa là phải có chi phí mới có thu nhập, không cái gì có thể ăn không được. Muốn có thể chế tốt thì cũng phải trả tiền. Chỉ có điều là nếu biết chọn đúng mục tiêu thể chế và cách làm thì sẽ đỡ tốn tiền đáng kể.

- Kinh tế thị trường và tư duy điều hành của nhà nước còn đang lẫn lộn vào nhau, các giá trị chưa được thiết lập đã dẫn đến những bất cập, đổ vỡ trong nền tảng đạo đức, lối sống, quyền sở hữu tài sản của người dân...?

Đúng là như vậy. Cho đến nay, vẫn còn tình trạng "thừa nhà nước ở chỗ thị trường không cần, nhưng lại thiếu nhà nước ở chỗ cần". Đối với nền kinh tế đang chuyển đổi, lại phải tốc hành đổi mới thể chế để tiến kịp loài người đi trước hàng trăm năm, điều này cũng là tất nhiên thôi. Chỉ có một điều đáng tiếc: Việt Nam là nước đi sau, đáng ra có thể rút ngắn quá trình định hình cấu trúc thể chế nhà nước - thị trường với sự phân định chức năng rõ ràng sớm hơn, nhưng thực tế lại không như vậy. Thậm chí, định hướng xã hội chủ nghĩa còn bị vận dụng không đúng, bị lạm dụng để hãm chậm quá trình phát triển thị trường bình thường và lành mạnh.

Trong bối cảnh cơ chế vận hành chậm được định hình như vậy đương nhiên sẽ có những trục trặc, những đổ bể không đáng có.

- Làm thế nào để ông giữ được cái nhìn tích cực trước bức tranh sáng tối lẫn lộn của xã hội hôm nay?

Tôi nhớ mãi một câu nói của Karl Marx, đại thể là loài người luôn chuẩn bị cho sự ra đời của một thời đại mới bằng bi kịch, nhưng chia tay với quá khứ của mình bằng sự vui vẻ, bằng hài kịch.

Đó là cách nhìn lạc quan, tích cực về tương lai mà mình muốn tới. Lúc nào cũng cần như vậy.

- Hạnh phúc lớn nhất với ông là gì?

Đơn giản thôi - hiểu thấu đáo hơn đất nước mình, dân tộc mình, góp phần để đất nước bay lên, không bị tụt hậu so với loài người.


Theo Sgtt

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối Empty Đừng để lòng tham chi phối sự phát triển

Bài gửi by Admin Wed May 08, 2013 3:31 pm

Nếu để lòng tham chi phối, cỗ máy tăng trưởng kinh tế sẽ vét sạch các nguồn tài nguyên của chúng ta, gạt người nghèo qua một bên, đẩy chúng ta vào cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và kinh tế sâu sắc.

Jeffrey D. Sachslà Giáo sư Kinh tế học và Giám đốc Viện Trái đất của ĐH Columbia. Ông cũng là cố vấn đặc biệt cho Tổng thư ký LHQ về các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Nhà lãnh đạo vĩ đại của Ấn Độ Mohandas Gandhi từng có một câu nói nổi tiếng rằng thế giới này có đủ cho nhu cầu của mỗi người, nhưng không đủ cho lòng tham của mọi người. Và có lẽ giờ là lúc hợp lý hơn bao giờ hết để suy xét lại thấu đáo hơn nhận định trên của Gandhi.

Thế giới đang chạm tới những giới hạn về tài nguyên. Chúng ta không khỏi đau đớn mỗi ngày khi nghe tin cơn lũ dữ và hạn hán và bão bùng - và rồi kết quả tức thì sau đó là sự leo thang giá cả trên thị trường. Số mệnh của chúng ta giờ đây phụ thuộc vào việc chúng ta có hợp tác được với nhau hay không, hay chúng ta sẽ cứ để mặc cho sự tham lam xô ngã.

Những giới hạn này với nền kinh tế toàn cầu chúng ta chưa từng chứng kiến, xuất phát quy mô dân số thế giới lớn chưa từng có, cùng sự mở rộng tăng trưởng kinh tế chưa từng có ra gần như toàn bộ thế giới.

Hiện tại có khoảng bảy tỷ người trên trái đất, so với ba tỷ người cách đây nửa thế kỷ. Thu nhập bình quân đầu người bây giờ là 10.000 USD: tại các nước giàu là khoảng 40.000 USD/đầu người và các nước đang phát triển là 4.000 USD. Điều đó có nghĩa là, nền kinh tế thế giới đang tạo ra khoảng 70 nghìn tỷ USD sản phẩm mỗi năm, so với 10 nghìn tỷ của năm 1960.

Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 10% mỗi năm. Ấn Độ cũng vươn lên với tốc độ gần như vậy. Châu Phi, từ lâu vẫn là khu vực chậm phát triển nhất của thế giới, giờ đây không thể không tự hào với tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm vào khoảng 5%. Nhìn chung, các quốc gia đang phát triển đang duy trì mức tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm, và ở các quốc gia phát triển đạt 2%, tính trung bình toàn cầu tăng khoảng 4,5%.

Hạn chế tầm nhìn thì dễ bị lòng tham chi phối Long-tham-chuan

Xét trên nhiều khía cạnh, đây là tin rất tốt lành. Tăng trưởng kinh tế nhanh tại các quốc gia đang phát triển giúp giảm đói nghèo. Đơn cử như ở Trung Quốc, diện cực nghèo đã giảm từ hơn một nửa dân số cách đây 30 năm xuống chưa tới 10% hiện nay.

Tuy nhiên, câu chuyện tăng trưởng toàn cầu cũng có một mặt tối của nó mà chúng ta cần tìm hiểu rõ. Với nền kinh tế tăng trưởng khoảng 4-5% mỗi năm, quy mô của nó sẽ tăng gấp đôi trong chưa đầy 20 năm. Nền kinh tế thế giới 70 nghìn tỷ USD sẽ tăng lên 140 nghìn tỷ USD trước năm 2030, và 280 nghìn tỷ USD trước năm 2050 nếu chúng ta duy trì mức tăng trưởng như hiện tại.

Hành tinh của chúng ta sẽ không ủng hộ về mặt vật chất đối với tăng trưởng kinh tế theo cấp số nhân này nếu chúng ta để mặc cho lòng tham của mỗi con người và quốc gia tự quyết định. Ngay cả hiện nay, sức nặng của nền kinh tế thế giới cũng đang đè nén tự nhiên, làm cạn kiệt nhanh chóng các nguồn cung tài nguyên năng lượng hóa thạch mà tự nhiên phải mất cả triệu năm mới tạo ra, trong khi hệ quả biến đổi khí hậu sau đó đã dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng về lượng mưa, nhiệt độ, và sức bão.

Chúng ta đã thấy những áp lực này hàng ngày trên thị trường. Giá dầu có lúc tăng lên hơn 100 USD/thùng, khi Trung Quốc, Ấn Độ, và các quốc gia nhập khẩu dầu khác cùng với Mỹ cùng nhau giành giật nguồn cung, đặt biệt từ Trung Đông. Giá lương thực cũng đang ở mức cao lịch sử, góp phần làm gia tăng nghèo đói và bất ổn chính trị.

Mặt khác, thế giới cũng đang có nhiều miệng ăn hơn, với sức mua bình quân lớn hơn. Ngoài ra, các đợt nóng, lũ lụt, hạn hán và các thảm họa khác do biến đổi khí hậu gây ra đang khiến mùa màng thất bát và giảm nguồn cung ngũ cốc trên thị trường toàn cầu.

Những tháng gần đây, lũ lụt diện rộng liên tiếp xảy ra tại các khu vực sản xuất ngũ cốc của Nga và Ukraina, những trận lụt lớn cũng đổ ập vào Brazil và Australi; hiện tại, một trận hạn hán khác cũng đang hoành hành tại vựa ngũ cốc ở miền bắc Trung Quốc.

Đằng sau những đợt hạn hán là một câu chuyện rất rất nguy hiểm. Tại nhiều khu vực đông dân của thế giới, bao gồm cả khu trồng ngũ cốc ở bắc Ấn Độ, bắc Trung Quốc, và trung Mỹ, nông dân đang phải sử dụng nước ngầm để tưới cây. Các tầng nước ngầm lớn phục vụ tưới tiêu đang dần trở nên khô kiệt.

Ở một số khu vực tại Ấn Độ, tầng nước này đã giảm tới vài mét mỗi năm trong những năm gần đây. Một số giếng nước sâu cũng đang dần khô cạn, độ mặn tăng lên khi nước biển xâm nhập vào các tầng chứa nước.

Thảm kịch sẽ khó tránh khỏi trừ khi chúng ta thay đổi. Và đây là điều Gandhi đã nhắc nhở. Nếu các xã hội của chúng ta vận hành theo nguyên tắc của lòng tham, người giàu thì cố làm mọi cách để trở nên giàu hơn, và cuộc khủng hoảng tài nguyên ngày càng lớn sẽ dẫn đến chia rẽ sâu sắc hơn giữa người giàu và người nghèo - và hoàn toàn có thể dẫn tới đấu tranh bạo lực hơn để tồn tại.

Người giàu sẽ cố sử dụng sức mạnh của mình để trưng dụng thêm đất, nước và năng lượng nhiều hơn cho riêng mình, và người nghèo sẽ ủng hộ biện pháp bạo lực để đạt được cùng mục đích trên, nếu cần thiết. Mỹ đã theo đuổi chiến lược quân sự hóa tại Trung Đông với hy vọng ngây ngô rằng cách tiếp cận như thế có thể đảm bảo nguồn cung năng lượng. Ngày nay, cạnh tranh những nguồn cung này càng khắc nghiệt hơn, khi Trung Quốc, Ấn Độ, và các nước khác cũng đang "khát" những nguồn tài nguyên đang cạn dần này.

Kiểu khai thác quyền lực tương tự đang được thực hiện tại châu Phi. Giá lương thực tăng dẫn tới tranh chấp đất đai, khi các chính trị gia quyền lực bán cho các nhà đầu tư nước ngoài những dải đất nông nghiệp khổng lồ, chiếm các quyền đất đai mà theo "truyền thống" là của người nghèo. Nhà đầu tư nước ngoài hy vọng sử dụng những nông trại cơ giới lớn để sản xuất và xuất khẩu, để lại cho người dân địa phương gần như hai bàn tay trắng.

Mọi nơi tại những quốc gia dẫn đầu - Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác - người giàu ngày càng hưởng thu nhập cao hơn cùng quyền lực chính trị lớn hơn. Nền kinh tế Mỹ bị chi phối bởi các tỷ phú, ngành dầu mỏ và các lĩnh vực chủ chốt khác. Xu hướng này đang đe dọa các nền kinh tế mới nổi, nơi của cải và tham nhũng đều đang gia tăng.

Nếu để lòng tham chi phối, cỗ máy tăng trưởng kinh tế sẽ vét sạch các nguồn tài nguyên của chúng ta, gạt người nghèo qua một bên, đẩy chúng ta vào cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và kinh tế sâu sắc.

Chúng ta có một lựa chọn khác là con đường hợp tác chính trị và xã hội, cả bên trong mỗi nước và giữa các nước với nhau.

Sẽ có đủ tài nguyên và của cải nếu chúng ta chuyển nền kinh tế sang các nguồn năng lượng tái tạo, làm nông nghiệp theo hướng bền vững và đánh thuế người giàu một cách hợp lý. Đây là con đường chia sẻ sự sung túc thông qua công nghệ mới, công bình chính trị và ý thức đạo đức.

Tác giả: Đình Ngân (theo Project Syndicate)

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết