Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu

Go down

Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu Empty Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu

Bài gửi by Admin Thu Apr 18, 2013 2:07 pm

Sáng 17-4, tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo Lễ phục nhà nước do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chủ trì. Bên lề hội thảo, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã chia sẻ với PV Tuổi Trẻ những suy nghĩ của bà về văn hóa lễ phục qua kinh nghiệm của một nhà ngoại giao lâu năm.

Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu ImageView

Theo bà, “Lễ phục quốc gia với nữ, theo tôi, sẽ không có bài toán lựa chọn nào hơn là áo dài.

Tôi ủng hộ nên có biến tấu sáng tạo chứ không phải sự đóng khung mới là dân tộc, nhưng cũng phải thừa nhận có giới hạn nhất định dù rất khó quy định điều này. Sách vở không nói nhưng kiến thức nền tảng văn hóa của mỗi người sẽ định giá được thẩm mỹ của chính họ trong cách lựa chọn lễ phục khi giao tế”.

* Đã không ít lần một chiếc túi LV lạc lõng nào đó trên tay một phu nhân cấp cao của ta gây xôn xao đáng kể với cộng đồng người Việt khi quan chức VN đang hoạt động ngoại giao. Chúng ta có những người tư vấn về trang phục cho quan chức khi hoạt động ngoại giao chưa, thưa bà?

- Phải nói thật là ngành ngoại giao của mình đang từng bước chính quy hóa. Chưa nói đến chuyện lễ phục, tôi đã từng thúc đẩy Bộ Ngoại giao nước ta đặt vấn đề sao cho mỗi buổi tiệc chiêu đãi ở các sứ quán VN, chén đĩa của chúng ta dùng phải có quốc huy. Cái này nhiều nước đã làm và ngành đồ sứ mỹ nghệ của chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Trang phục cũng cùng một vấn đề như vậy.

Chúng ta có Vụ Lễ tân lo cho các công việc giao tế, trong đó có tư vấn lễ phục ngoại giao nhưng lại thiếu một bộ quy tắc chuẩn về việc này. Thế nên đề án xây dựng quy tắc lễ phục nhà nước thế này tôi rất ủng hộ. Vì nếu không có quy tắc, nhiều cái chúng ta sẽ vô tình phạm phải khi ăn mặc mà không biết, như áo dài, chị em thích kim tuyến mà không biết trên thế giới kim tuyến bị coi là rất phản cảm.

Nếu chúng ta chú ý đến cái nhìn của quốc tế với mình thì đừng bận tâm đến đồ hiệu. Người ta biết VN là nước không giàu nên họ sẽ không chờ đợi thấy các quan chức VN chưng đồ hiệu. Người ta biết mình nghèo thì thông điệp mà mình cần thể hiện là gì: là tri thức, trình độ học vấn - văn hóa - thẩm mỹ và sự tinh tế trong thời hội nhập quốc tế qua cách đi đứng, nói năng, ăn mặc.

CÁT KHUÊ

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu Empty Lễ phục cho nam: chấp nhận "nữ tính"?

Bài gửi by Admin Thu Apr 18, 2013 2:13 pm

Hội thảo có sự tham gia của một số lãnh đạo sở VH-TT&DL các tỉnh thành phía Nam, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, thời trang, họa sĩ...

Trong lời dẫn hội thảo, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên cho biết đây là một hoạt động văn hóa của đất nước bởi trên thế giới lễ phục là một phần không thể thiếu của các quốc gia, vì thế việc xây dựng lễ phục là hoạt động văn hiến, khẳng định vị thế độc lập của dân tộc.

Thế giới không chờ đợi quan chức Việt mang đồ hiệu ImageView

Thu hẹp từ “quốc phục” thành “lễ phục”

Ông Vương Duy Biên đưa ra một số ý như lễ phục còn liên quan đến thời tiết, mùa đông thế nào - mùa hè ra sao, khó khăn nhất là lễ phục cho nam vì gần như mọi người đã thống nhất lễ phục cho nữ là áo dài. Ðã có rất nhiều ý kiến khen khăn xếp áo the có thể là lễ phục cho nam giới nhưng ông Biên cho rằng khen thì khen thế mà không có mấy ai mặc, vì áo the khăn xếp mặc vào không tiện đi xe máy, xe đạp!

Vì thế nên việc đi tìm, sáng tạo, quy chuẩn hóa lễ phục nhà nước sẽ phải đáp ứng các yếu tố: đẹp, đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng, phù hợp với khí hậu, vóc dáng con người VN; kết hợp hiện đại với
văn hóa dân tộc, chất liệu sử dụng phải là chất liệu trong nước, màu sắc đặc trưng tiêu biểu cho văn hóa VN (trong khi cũng chưa biết màu gì tiêu biểu cho văn hóa VN - ông Biên nói thêm). Ðây là đề án của bộ chứ chưa phải đề án của Chính phủ, nếu như chưa tìm được lễ phục thì cũng có những bộ trang phục đẹp cho xã hội và sẽ tìm tiếp.

Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm (Trung tâm văn hóa lý luận và ứng dụng Ðại học Quốc gia TP.HCM), đây là lần thứ tư vấn đề trang phục truyền thống dân tộc được đem ra bàn luận, nguyên nhân sự thất bại của ba lần trước là do phạm vi đối tượng sử dụng quá rộng và chưa có tiêu chí nên lần này đã thu hẹp từ “quốc phục” thành “lễ phục” cho Nhà nước (không phải cho toàn dân!).

Ở VN, trang phục khăn đóng áo dài của nam giới chỉ có thể xem là đã từng tồn tại gần như một thứ quốc phục vào thời chính phủ Bảo Ðại và Ngô Ðình Diệm thời kỳ cầm quyền cũng mặc khăn đóng áo dài mỗi khi tiếp khách nước ngoài. Thông tư của “Phủ tổng thống Việt Nam Cộng hòa” thậm chí ghi rõ là “tổng thống sẽ mặc quốc phục gồm áo dài màu lam và khăn xếp màu đen vào những ngày đại lễ”.

Áo dài khăn đóng có phải là lựa chọn duy nhất?

Với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định lễ phục ngoại giao còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động ngoại giao, có thể chấp nhận sự lựa chọn của cá nhân, nhưng việc trình quốc thư là thay mặt Nhà nước thì phải là trang phục dân tộc.

Bà Ninh cũng kể ra hai ví dụ cho những trường hợp cụ thể như chuyện phu nhân của cố bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã từng bức xúc khi thấy chị em phục vụ ở nhà khách lại mặc áo dài thêu và họ lẫn với các quan chức nhà nước. Hay việc bà cảm thấy xấu hổ như thế nào khi về thăm Huế cùng khách nước ngoài và đoàn ca múa nhạc cung đình Huế đã làm bà bất ngờ khi họ mặc trang phục dân tộc bằng thứ vải rẻ tiền, không ủi thẳng thớm, trang phục dân tộc khi đó đã bị mặc một cách quá thoải mái vô tư và vô trách nhiệm.

Nhưng trong quan điểm của mình, giáo sư Trần Ngọc Thêm lại khẳng định: “Bản thân lễ phục đã không nhất thiết phải có tính truyền thống và chức năng khu biệt bản sắc dân tộc, huống hồ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, lễ phục ngoại giao trước hết phải mang tính hội nhập nên càng không dễ đưa ra các tiêu chí về tính dân tộc hay tính khu biệt bản sắc dân tộc trong lễ phục ngoại giao”.

Ông Thêm cũng cho rằng việc chọn cặp “complê - áo dài” làm lễ phục ngoại giao chủ yếu của VN chỉ là chính thức hóa một thực tế đang hiện hữu. Trang phục dân tộc truyền thống chỉ có thể lựa chọn trong số những trang phục có sẵn mà người dân ít nhiều còn đang sử dụng. Khố, áo tứ thân, áo nâu sồng... đều không ổn nên áo dài khăn đóng cho nam và áo dài cho nữ vẫn là ổn nhất dù có ý kiến chê “chất nữ tính” của áo dài cho nam.

Theo ông Thêm, nữ tính là không thể tránh khỏi bởi văn hóa phương Ðông vốn âm tính hơn văn hóa phương Tây. “Trang phục dân tộc dùng trong nghi lễ của nam giới ở các dân tộc Ðông Á như Nhật Bản cũng đều “nữ tính” như vậy, huống hồ văn hóa Việt lại thuộc loại âm tính nhất nên “chất âm tính” chính là một nét bản sắc của văn hóa Việt vậy” - ông nói.

CÁT KHUÊ

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết