Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế

Go down

Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế Empty Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế

Bài gửi by Admin Thu Apr 04, 2013 11:41 am

Lạm phát.

Giới lãnh đạo Châu Âu lại một lần nữa đẩy lên mức độ khủng hoảng một thứ đáng lẽ chỉ dừng ở mức kịch tính. Ấy là khi họ đồng thuận đánh thuế tiền gửi tiết kiệm ở Síp. Kế hoạch giải cứu Síp nhanh chóng biến thành một màn kịch vụng.

Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế Cach-moc-tui-dan-hieu-qua-hon-ca-danh-thue

Qua một đêm mà thấy tiết tiết kiệm bốc hơi thì đúng là một cú sốc.

Nhưng ít ai để ý sức mua của người gửi tiền ở các nước phát triển vốn đã đang giảm mạnh vì lãi suất thực âm. Đây là một dạng của “áp chế tài chính” (financial repression), hiểu đơn giản là các cách chính phủ hướng luồng vốn vào tay mình.

Cái hay của biện pháp này là nó bào mòn sức mua của người tiết kiệm từ từ nhưng đều đặn thay vì đột ngột, và do đó không làm dân đổ ra đường phản đối.

Người Mỹ nào đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng sẽ kiếm được thêm 3,2% trong giai đoạn 2009-2012 (trước thuế), trong khi giá tiêu dùng tăng 6,6%. Do đó, thuế “áp chế tài chính” tronng trường hợp này vào khoảng 3,2%.

Ở Anh, dù người tiết kiệm có gửi tiền vào “tài khoản tiết kiệm cá nhân” miễn thuế (có mức giới hạn hàng năm hạn chế) thì cũng chỉ kiếm được tổng cộng 11% trong giai đoạn 2009-2012, trong khi cùng lúc đó giá tiêu dùng tăng 13,4%.

Nếu không được miễn thuế, người tiết kiệm thuộc tầng lớp trung lưu phải nộp thuế suất biên 40% sẽ chỉ kiếm được lợi tức ròng 6,6%. Theo giá thực tế, tiền tiết kiệm của họ đã giảm 6%, tức gần bằng thuế đánh vào tiền tiết kiệm ở Síp.

Thực ra người Anh và người Mỹ có thể đầu tư vào cổ phiếu (tăng mạnh kể từ 2009) hoặc bất động sản. Nhưng người ta phần lớn thường gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng. Và nhiều nhà đầu tư không tin tưởng vào cổ phiếu và bất động sản, do cả hai loại tài sản này đều có những đợt giảm giá rất mạnh trong thập niên vừa qua.

Người gửi tiền ở Síp cũng có thể học cách “né” đó. Từ lâu người ta đã biết các vấn đề của các ngân hàng ở Síp, và bảo hiểm tiền gửi cũng chỉ như người đi bảo hiểm mà thôi (tức chính phủ Síp, mà họ thì cũng vừa xin được cứu trợ để trả tiền bảo hiểm cho dân).

Nếu người gửi tiền ở Anh và Mỹ có đủ viễn kiến để đem tiền đầu tư sang cổ phiếu, thì người gửi tiền Síp đáng lẽ cũng nên mua cổ phiếu Đức, vàng, hoặc đơn giản là giấu tiền dưới gối. Tất cả các biện pháp đó đều sẽ giúp tránh được mọi loại thuế.

Ở các nước phát triển, tổng nợ (của khu vực tài chính, người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ) cao đến mức không thể trả nổi chỉ riêng bằng tăng trưởng kinh tế.

Nợ phải được “ghi giảm” (tức vỡ nợ) hoặc dần biến mất nhờ lạm phát. Thế tức là ai đó phải chịu đau đớn, mà khủng hoảng lại luôn khó giải quyết vì chẳng ai muốn chịu đau đớn cả.

Vụ ở Síp quả thật quá vụng về. Tiền gửi chính là nợ của ngân hàng. Vì thế đánh thuế tiền gửi và dùng tiền thu được để tái cấp vốn cho ngân hàng cũng chỉ là một cách vỡ nợ vòng quanh. Dù sao thì nếu vỡ nợ trực tiếp cũng dễ gây nhiều hệ lụy khó lường.

Vì quá khôn khéo, nên “áp chế tài chính” dễ thành công hơn. Đó là cách nhiều nước dùng để giảm nợ sau thế chiến thứ hai. Họ lợi dụng việc con người không phân biệt được các con số thực tế và danh nghĩa.

Nguy cơ ở đây là rút cục người tiết kiệm cũng “khôn ra”. Thời hậu chiến các biện pháp kiểm soát vốn khiến họ không chuyển được tiền đi khắp mọi nơi. Giờ đây các hình thức kiểm soát không còn nhưng các nước phát triển đều có lãi suất cực thấp, nên người dân chẳng muốn chuyển tiền đi đâu làm gì.

Thế liệu người tiết kiệm có thay đổi cơ cấu danh mục và đầu tư nhiều vào các tài sản rủi ro hơn? Hay liệu họ có nghĩ tiết kiệm chỉ phí thời gian và giúp đỡ nền kinh tế bằng cách mạnh tay chi tiêu? Kinh nghiệm từ thập niên 70 (lần gần đây nhất lãi suất thực âm kéo dài) là “không”.

Đến cuối thập niên 70, người Anh còn gửi nhiều tiền tiết kiệm hơn vào tài khoản ngân hàng (40% so với 33% năm 1969) và tăng tỷ lệ tiết kiệm lên so với thập niên 1960, khi lạm phát thấp hơn và lãi suất thực dương.

Minh Tuấn
Theo TTVN/The Economist

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế Empty Nợ đầm đìa: chọn vỡ nợ hay chọn lạm phát?

Bài gửi by Admin Thu Apr 04, 2013 1:14 pm

Có chọn cách nào thì người tiết kiệm vẫn thiệt nhất.



Lạm phát hoặc giảm phát và vỡ nợ. Kể từ khi khủng hoảng 2007-08 bùng nổ, nước nào nợ nhiều chỉ có chừng ấy lựa chọn.

Tốt nhất vẫn là dùng tăng trưởng để giải quyết mọi thứ, nhưng thập niên trước tăng trưởng rất tệ (tính từ năm 2000 đến năm 2009 nên chắc chắn kết quả này không phải do thắt lưng buộc bụng mà ra).

Vì sao lại thế? Người ta đang soi mói quá nhiều chuyện nợ công trong khi vấn đề thực sự là tổng nợ của toàn nền kinh tế, bao gồm cả khu vực tài chính, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Nợ công thường tăng mạnh khi các khu vực khác suy thoái, ví dụ như năm 2010 nợ công của Síp chỉ là 61% GDP.

Hãy nghĩ nợ như một quyền truy đòi tài sản.

Khi ngân hàng cho bạn vay, bạn sẽ có tài sản dưới dạng tiền mặt để mua hàng hóa dịch vụ (như một căn nhà). Ngân hàng cũng có tài sản là một khoản vay ghi nhận trên bảng cân đối kế toán. Khi con nợ dùng tiền vay mua nhà, nợ trên GDP tăng mà sản lượng cũng tăng.

Mọi thứ vẫn tốt đẹp chừng nào chủ nợ tin tưởng con nợ vẫn trả được tiền. Thực tế, phần lớn nợ trong nền kinh tế hiện đại chỉ được ‘đảo’ mà thôi, ví dụ như doanh nghiệp vay thêm tiền hay người mua nhà thay tổ chức cho vay thế chấp khác. Và chủ nợ vẫn cứ tự tin nếu GDP còn tăng (tức thu nhập của con nợ tăng).

Do đó một nước có thể nợ gấp nhiều lần GDP, tức có nhiều “quyền truy đòi tài sản” hơn so với sản lượng hàng hóa dịch vụ mỗi năm. Đương nhiên, tài sản của một nước (dưới dạng đất đai, khoáng sản, …) có thể gấp nhiều lần GDP, thế nên nợ nhiều chưa chắc đã đáng sợ.

Nhưng vấn đề là mỗi năm chỉ có thể hiện thực hóa được một phần nhỏ tài sản quốc gia mà thôi. Ví dụ như nếu tất cả người Mỹ muốn bán nhà trả nợ, thì ai sẽ mua?

Tương tự, khi nợ gấp nhiều lần GDP, mỗi năm sẽ cần “đảo nợ” phần lớn GDP. Ví dụ như nợ bằng 400% GDP và thời gian đáo hạn trung bình là 5 năm; thế thì mỗi năm cần “đảo nợ” tới 80% GDP.

Nếu chủ nợ nghi ngờ khả năng trả nợ của con nợ, như khi giá tài sản giảm hoặc thu nhập trì trệ, họ sẽ không còn muốn gia hạn nợ nữa.

Nếu trả nợ bằng tiền mình đang có, khả năng chi tiêu của con nợ sẽ giảm xuống. Nếu phải bán tài sản để trả nợ, giá tài sản sẽ giảm.

Và nếu không trả được nợ, nợ xấu sẽ xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của chủ nợ.

Dưới kịch bản nào, nền kinh tế cũng bị tổn thương.


Thực tế, hãy nghĩ các nền kinh tế nợ nhiều giống như một ngân hàng. Ngân hàng còn hoạt động chừng nào phần lớn người gửi tiền còn chưa rút vốn về. Nền kinh tế cũng chỉ có thể hoạt động chừng nào phần lớn chủ nợ còn sẵn sàng gia hạn nợ.

Do đó, trong nền kinh tế cũng có những vụ “tháo chạy” như với ngân hàng.

Khi vụ “tháo chạy” như thế xuất hiện ở khu vực tư nhân, chính phủ có thể can thiệp, giải cứu và nhận nợ thay.

Làm thế cũng được chừng nào chủ nợ còn niềm tin vào chính phủ. Như trường hợp Nhật Bản, vì chủ nợ toàn dân Nhật, nên tình thế hiện nay có thể ổn định trong một khoảng thời gian tương đối dài.

Nhưng nếu chủ nợ là nước ngoài như trường hợp các nước eurozone, cần phải ‘tái cơ cấu’ (tức xóa) một phần nợ.

Rõ ràng sẽ có người phải chịu thiệt.

Nếu bạn là người Síp với hơn 100.000 euro để ở hai ngân hàng lớn nhất nước, chắc bạn phải đang buồn lắm.

Đương nhiên, tiền gửi là món nợ của ngân hàng, nên cũng là một loại “quyền truy đòi tài sản”, nếu không có đủ tài sản để đáp ứng tất cả “quyền truy đòi”, thì ai đó sẽ phải mất tiền.

Thường người nào tiết kiệm càng nhiều càng mất nhiều, vì họ là có nhiều tiền nhất trong ngân hàng.

Thay vì vỡ nợ, có thể dùng lạm phát bằng cách in tiền thật nhiều để chủ nợ chỉ mất tiền nếu tính theo giá thực tế chứ không phải giá danh nghĩa (tức để lãi suất thực âm). Có lẽ các chương trình “nới lỏng định lương” chính là nhằm mục đích này.

Tuy vậy, đến nay các NHTW vẫn chưa đạt được mức lạm phát và tăng thu nhập như mong muốn. Nếu thu nhập tăng, cá nhân sẽ dễ trả nợ hơn.

Thay vào đó, các nước phương Tây thường phải nhập khẩu lạm phát do giá hàng hóa cơ bản tăng lên. Rõ ràng, điều đó làm lương thực tế giảm và cá nhân khó trả nợ hơn.

Nói tóm lại, thế giới đã trải qua khủng hoảng được gần 6 năm mà vẫn chưa giảm được nợ mấy và do đó, vẫn dễ bị khủng hoảng tấn công mà Síp là ví dụ mới nhất.

Và chúng ta vẫn chưa quyết định được xem nên vỡ nợ luôn hay giảm nợ bằng lạm phát. Dù có chọn cách nào, thì người tiết kiệm vẫn thiệt nhiều nhất.

Minh Tuấn
Theo TTVN/The Economist

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết