Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh?

Go down

Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? Empty Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh?

Bài gửi by Admin Sat Jul 16, 2011 11:05 am

Không phải chỉ số IQ hay đạo đức trong kinh doanh không quan trọng, mà đơn giản chỉ là không có giá trị nào thay thế được quyền lực.

Làm sao để đạt được quyền lực trong kinh doanh? Newsmanager116090618

Quyền lực lâu nay vẫn bị coi là chất ăn mòn đạo đức, và chúng ta thường nghi ngờ ý định của những ai theo đuổi nó. Quả thực, ham muốn thống trị bị kỳ thị đến nỗi rất ít người trong chúng ta dám mở lòng thú nhận là mình có khao khát quyền lực.




Do đó, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết một trong những nhà tư duy quản trị khác biệt nhất thế giới mới đây đã viết một cuốn sách về cơn khát quyền lực.




Thường thì có vẻ như những kẻ dối trá và những kẻ tự cao tự đại lại có tài năng đặc biệt trong việc tích lũy (và lạm dụng) quyền lực. Nhưng trong cuốn “Power: Why Some People Have it and Others Don’t” (tạm dịch: “Quyền lực: Tại sao chỉ một số người có được nó”), tác giả Jeffrey Pfeffer, giáo sư tại trường Kinh doanh của đại học Stanford, đã chỉ ra những cách thức “thực thi công bằng” cho sinh viên giỏi, bằng những kiến thức tổng hợp suốt hơn 30 năm nghiên cứu và giảng dạy của mình về vấn đề làm thế nào để vươn lên trong sự nghiệp.




Mới đây tôi có nói chuyện với giáo sư Pfeffer về chuyện tại sao ông lại viết một cuốn sách về quyền lực vào lúc mà hầu hết những nhân vật tiếng tăm trong lĩnh vực quản trị đều đang nói về sự cộng tác, cộng đồng và “lãnh đạo thân thiện”. Lời giải thích của ông rất đơn giản: Cần phải có quyền lực mới khiến mọi việc được thực hiện. Nếu không bạn sẽ bất lực – bất kể bạn tài năng và có động cơ chính đáng đến đâu.




Giáo sư Pfeffer bắt đầu cuộc hội thoại bằng cách nhắc tôi về một sự thật không mấy thú vị: Quyền lực tương đối độc lập với trí thông minh (cả về mặt cảm xúc lẫn các mặt khác) và kết quả làm việc. Tất cả chúng ta đều tin rằng mình chỉ biết đến những nhân vật lỗi lạc chứ không phải những kẻ nói nhiều hơn làm. Trái lại, người mà tất cả chúng ta đều biết chưa chắc đã là những người thông thái nhưng bằng cách nào đó vẫn tìm được đường lên đỉnh cao quyền lực. Những kẻ quyền lực mánh khóe thậm chí có thể chẳng bao giờ thất bại. Ví dụ, khi hệ thống ngân hàng lâm nguy, nhiều nhà điều hành, phó chủ tịch và các thành viên ban quản trị vẫn quyết giữ vị trí của mình, hoặc thậm chí còn trèo lên vị trí cao hơn sau những vụ sụp đổ. Không phải chỉ số IQ và các giá trị khác không quan trọng, chỉ là chúng không thể thay thế cho quyền lực.




Vậy lời khuyên của giáo sư Pfeffer cho những ai sẵn sàng “nhận trách nhiệm” là gì?




Trước tiên, bạn phải nhận ra rằng quyền lực hầu như được giành lấy, chứ không phải được nhận lấy. Giáo sư trích lời Peter Ueberroth (trưởng ban tổ chức Thế vận hội mùa hè 1984, ủy viên giải bóng chày nhà nghề Mỹ MLB và đứng đầu Ủy ban Thế vận hội Mỹ), ông này nói 80% quyền lực và giành được và chỉ có 20% quyền lực là được người khác cho. Nói cách khác, nếu muốn có quyền lực, bạn phải tước đoạt lấy nó. Vậy nên, khi nhìn thấy cơ hội mở rộng phạm vi ảnh hưởng, hãy nắm bắt nó, và khi bạn nhận thấy một khoảng trống quyền lực, thì hãy lấp đầy nó.




Thứ hai, bạn cần phải hiểu tầm quan trọng của mạng lưới quan hệ cá nhân và không ngừng cải thiện nó. Giáo sư Pfeffers kể lại một cuộc hội thoại với ông Chip Conley, CEO của chuỗi khách sạn Joie de Vivre. Ông Conley chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều nghĩ tạo quan hệ là một nhiệm vụ, là việc làm vô thưởng vô phạt. Nhưng chẳng có ai lại muốn tiến bộ hơn trong những việc vô thưởng vô phạt cả. Tuy vậy, bạn có thể tiến bộ trong việc tạo quan hệ, và đây là điều rất quan trọng với những ai đang tìm đường tiến tới quyền lực. Với suy nghĩ này, giáo sư Pfeffer khuyên bạn nên coi việc tạo quan hệ như là một kĩ năng kiểu như “nói tiếng Pháp hay chơi đàn piano”.




Thứ ba, nếu bạn muốn quyền lực, bạn phải nổi bật trong công việc. Khi lớn lên, chúng ta thường được dạy đức tính rụt rè: hỏi xin phép, đợi đến lượt, xếp thành hàng, không gây chú ý. Nhưng để có được quyền lực, bạn phải chấp nhận rủi ro khi sẵn sàng làm những chuyện động trời. Giáo sư Pfeffer nói: “Rủi ro trong thị trường vốn nhân lực cũng quan trọng như trong thị trường vốn tài chính vậy. Không rủi ro – không phần thưởng.” Trong những bước đầu của sự nghiệp, chấp nhận rủi ro sẽ giúp bạn xung phong làm công việc mà những người khác đều lẩn tránh, hoặc nhảy vào một công việc hoàn toàn mới mẻ. Lôgic là gì? Sẽ dễ trở nên nổi bật hơn nếu bạn có lĩnh vực của riêng mình, và sẽ dễ tiến thân hơn nếu bạn không phải tiêu hao quá nhiều năng lượng để đánh bại các đối thủ cho một vị trí quá nhiều người tranh giành.




Thứ tư, đeo đuổi quyền lực cần phải có sự kiên định. Giáo sư Pfeffer chỉ ra, chúng ta rất hay nhìn vào những lãnh đạo uy quyền và cho rằng họ lên được những vị trí đó mà không vấp váp gì. Nhưng mọi lãnh đạo vĩ đại, từ Abraham Lincoln cho đến Steve Jobs, đều đã từng nếm mùi thất bại. Điểm khác biệt của những người có thể trở thành lãnh đạo quyền uy nằm ở cách họ phản ứng với thất bại. Nếu họ chấp nhận thất bại như lời phán quyết của số mệnh, họ sẽ chìm trong sự vô danh.




Mặt khác, nếu họ rút ra được bài học từ cú ngã của mình, nếu thất bại chỉ làm vững thêm ý chí và khích lệ họ tiếp tục học hỏi, họ sẽ sớm vươn cao. Giáo sư Pfeffer nêu ví dụ về Bernie Marcus và Arthur Blank, hai nhà đồng sáng lập The Home Depot: “Câu chuyện bắt đầu với 4 chữ: “Anh bị sa thải.” Năm 1978, Marcus và Blank đã bị tập đòan kinh doanh đồ gia dụng Handy Dan Home Improvement Centers sa thải trong một vụ tranh chấp với cổ đông lớn nhất công ty, mặc dù lúc đó hai ông đang là chủ tịch và giám đốc tài chính, và đã dẫn dắt công ty đạt mức doanh thu kỉ lục. Cú ngã đau này hóa ra lại chính là cú hích mà Marcus và Blank cần để theo đuổi giấc mơ tự mình thành lập một hệ thống cửa hàng siêu quy mô chưa từng có.




Theo giáo sư Pfeffer, nếu bạn muốn giữ vững quyền lực, ngay cả khi bạn đã sai, thì thái độ quyết liệt và không nhượng bộ vẫn tốt hơn là rụt rè và ăn năn. Trong khóa học MBA dài kì do mình quản lý, với cái tên “Con đường đến Quyền lực”, giáo sư Pfeffer đã cho các sinh viên của mình xem 2 cuốn phim. Trong mỗi cuốn, CEO của các công ty từng trải qua khó khăn bị hỏi dồn dập tại Tòa nhà Quốc hội Capitol Hill. Cuốn phim đầu tiên ghi hình Lloyd Blankfein, Chủ tịch kiêm CEO của Goldman Sachs. Khi bị hỏi về vai trò của ngân hàng ông trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, ông Blankfein tỏ ra rất hung hãn, không chút ngượng ngùng và không nhượng bộ ai hết.




Trong cuốn phim thứ hai, Tony Hayward của tập đoàn dầu khí BP, người đã không may mắn khi phải làm CEO đúng thời điểm xảy ra sự cố dầu tràn lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ do nổ giàn khoan Deepwater Horizon, đã liên tục tỏ ra biết điều và ăn năn hối lỗi. Kết thúc hai cuốn phim, giáo sư Pfeffer nhấn mạnh một cách không thương xót rằng, trong khi Blankfein vẫn giữ được chiếc ghế của ông ta, thì Hayward đã bị buộc phải từ chức trong vòng chưa đến 6 tuần sau bài phát biểu chính thức tại Quốc hội. Sự biết điều có thể sẽ cứu rỗi trái đất này vào một ngày nào đó, nhưng giáo sư Pfeffer tin là chuyện đó nếu có cũng không thể sớm xảy ra.




Giáo sư Pfeffer thừa nhận rằng muốn săn lùng quyền lực, cần phải có một mức độ ích kỷ nhất định. Khi được hỏi liệu một lãnh đạo tương lai có nên đặt công ty lên trên sự nghiệp hay không, giáo sư đã trả lời rất dứt khoát: “Tôi không chắc là bạn nên lo lắng quá nhiều về ảnh hưởng từ hành vi của mình lên toàn bộ doanh nghiệp, bởi vì có rất nhiều dữ liệu cho thấy doanh nghiệp chẳng quan tâm nhiều đến bạn đâu.”




Nhưng còn rủi ro (rất thực tế) rằng mọi người sẽ coi trọng quyền lực hơn hết, rằng họ sẽ khước từ các nguyên tắc và sự thận trọng như phần hành lý quá tải trong chuyến bay lên đỉnh cao danh vọng thì sao? Lời khuyên của giáo sư Pfeffer là: Hãy đưa những cố vấn thông thái và đáng kính vào một “ban giám đốc của riêng mình”. Không nên có bạn bè thân hay kình địch nào trong đó hết, bởi cái bạn đang tìm kiếm là lời khuyên chân thành và khách quan. Dù vậy, họ nên là những người đủ quan tâm đến bạn để giữ cho bạn có trách nhiệm, và ngược lại, bạn cũng nên đủ quan tâm đến họ để thực hiện lời khuyên của họ một cách nghiêm túc.




Cũng như tất cả chúng ta, giáo sư Pfeffers mong muốn các lãnh đạo không chỉ khao khát quyền lực mà còn cả thiện tâm nữa. Những người có đạo đức cao không phải lúc nào cũng chiến thắng, nhưng ông tin rằng một động cơ đáng ngưỡng mộ có thể trở thành bội số nhân đáng kể đối với các nguồn lực cần thiết. Để lấy ví dụ, giáo sư dẫn ra trường hợp của bác sĩ phẫu thuật Laura Esserman, tiến sĩ của đại học thuộc trung tâm Y học San Francisco, California.




Trong nhiều năm, bà Esserman đã thực hiện không biết mệt mỏi một chiến dịch nhằm giúp các biện pháp chẩn đoán và điều trị ung thư vú trở nên nhân đạo hơn, vì người bệnh hơn. Cuối cùng, thành công của bà, theo giáo sư Pfeffers, một phần là nhờ vào động cơ cao thượng của bà. Trong khi sự biết điều có thể sẽ chẳng bao giờ cứu rỗi được trái đất, thật đáng mừng khi biết rằng lòng vị tha lại có chút lợi thế trong việc tích lũy quyền lực.”




Liệu giáo sư Pfeffer có tin rằng mọi người sẽ sớm trở thành những kẻ săn lùng quyền lực tuyệt đối? Không. Hóa ra hầu hết mọi người lại không sẵn lòng bỏ ra quá nhiều nỗ lực để đạt được quyền lực mà họ nghĩ là họ muốn có. Giáo sư Pfeffer nói: “Có một cái giá cho quyền lực. Tôi biết cực kì ít những người rất thành công mà lại không phải cống hiến quá nhiều thời gian, quá nhiều năng lượng, và quá nhiều nỗ lực cho sự nghiệp của họ. Ví dụ, các huấn luyện viên bóng đá thành công dành rất nhiều thời gian trong phòng xem phim để xem lại các trận đấu. Những lúc như vậy, bên cạnh họ không có vợ con, bạn bè hay bất cứ ai thân thích. Vậy nên, rõ ràng là có một cái giá phải trả, và không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng trả cái giá đó. Cuối cùng, mọi người cần phải biết rõ mình định bỏ ra bao nhiêu tâm sức.”




Giống như hầu hết chúng ta, giáo sư Pfeffer cũng hi vọng các tổ chức quy mô lớn sẽ là những khuôn mẫu của chế độ nhân tài, nơi năng lực và quyền lực có mối tương quan hoàn hảo với nhau, nhưng ông biết đó không phải sự thật – ít nhất là vào lúc này. Do đó, lời khuyên của ông với những ai đang nóng lòng muốn biến công ty mình thành một “cõi niết bàn không quan liêu” là: Trước tiên bạn nên tự trang bị cho mình những vũ khí cần thiết để có thể đánh bại các phe phái quyền lực trên chính sân chơi của họ.


Wall Street Journal/Cafef

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết