Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra'

2 posters

Go down

'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' Empty 'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra'

Bài gửi by Admin Tue Oct 05, 2010 3:28 pm

'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra'
Bộ trưởng Tài chính Brazil cho rằng việc các nước thinhau hạ giá đồng nội tệ để cạnh tranh 'bẩn' chẳng khác nào đã khơi màocho cuộc chiến tranh tiền tệ quy mô toàn thế giới.
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' Wa
Ảnh minh họa.
"Thực sự chúng ta đang rơi vào cuộc chiến tranh tiềntệ thế giới, nơi mà các bên tham chiến đua nhau làm yếu đồng tiền củamình. Điều này đe dọa chúng tôi, bởi nó tước đi năng lực cạnh tranh củachúng tôi", Financial Times trích tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Brazil, ông Guido Mantega tại Sao Paulo hôm 27/9.
Từ những nguồn tin riêng của mình, ông Mantega phỏngđoán sẽ ngày càng có nhiều nước áp dụng chiêu này để vực dậy nền kinhtế thời hậu khủng hoảng.
Vài tuần gần đây, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan(Trung Quốc) đã ra tay can thiệp vào tỷ giá hối đoán. Trung Quốc, mộtcường quốc về xuất khẩu cũng không từ bỏ kế hoạch tiếp tục làm yếu đồngnhân dân tệ, bất chấp áp lực từ Mỹ. Trong khi đó, các quan chức cấp caotừ Singapore cho tới Colombia gần đây cũng bóng gió nói về nguy cơ khimà đồng tiền của họ vẫn duy trì phong độ như hiện nay.
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' Yuan1
Trung Quốc là "chuyên gia" trong việc định giá thấp đồng nội tệ.
Về nguyên tắc, đồng tiền yếu sẽ giúp hàng hóa xuấtkhẩu của nước đó rẻ hơn và cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Tuynhiên, khi mà tất cả các nước đều chọn giải pháp này, sẽ tạo xung độttrong các diễn đàn kinh tế quốc tế và các bên khó lòng giải quyết đượcnhững vấn đề chung.
Hàn Quốc sẽ là chủ nhà của hội nghị G20 diễn ra vàotháng 11. Nhưng hiện họ vẫn tỏ ra miễn cưỡng khi được yêu cầu đưa chủđề tiền tệ vào chương trình nghị sự, một phần vì ngại sự phản đối củaTrung Quốc, láng giềng và đối tác thương mại quan trọng số một.
Từ đầu năm tới nay, đôla Mỹ đã mất giá 25% so vớiđồng real của Brazil, biến real trở thành một trong những đồng tiềntăng trưởng tốt nhất thế giới, theo thống kê của Bloomberg.
Brazil chẳng lấy làm vui vẻ gì về bảng thành tíchnày. Chả thế mà ngoài những phát biểu đầy kích động của vị Bộ trưởngTài chính Mantega, Brazil hiện đã hăng hái can thiệp vào tỷ giá đồngnội tệ. Trong vòng nửa tháng qua, mỗi ngày ngân hàng trung ương nướcnày mua vào hơn một tỷ đôla Mỹ, gấp 10 lần mức bình quân vài thángtrước. Nhưng điều này chưa thấm vào đâu so với lượng trái phiếu khổnglồ mà hãng dầu khí quốc gia Petrobras tung ra chào bán tuần trước, lêntới 67 tỷ USD.
Kinh tế Brazil đang tăng tốcsau chương trình cải cách và được hỗ trợ bởi đà tăng giá trở lại củadầu thô. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đổ xô đến đây bởi lãi suấtcao và nhiều cơ hội đầu tư mới. Theo đánh giá của ngân hàng đầu tưGoldman Sachs, đồng real là một trong những đồng tiền đang được địnhgiá cao "quá tay" nhất thế giới.
Kỳ Duyên
(Vnexpress)

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' Empty Trong vòng xoay chiến tranh tiền tệ

Bài gửi by leminhtam Wed Oct 27, 2010 9:32 am


Trong vòng xoay chiến tranh tiền tệ
SGTT.VN - Hơn 25 ngân hàng trung ương can thiệp hạ giáđồng nội tệ của nước mình, trong một cuộc chiến mà ai cũng muốn mìnhthua trận.
'Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra' ImageHandler
Theocác chuyên gia kinh tế, tỷ giá các đồng tiền châu Á tăng giá cao bấtthường so với đồng USD do các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào cácthị trường trái phiếu và cổ phiếu của châu Á làm xuất hiện các bongbóng tài sản và những biến động lớn về tiền tệ ở nền kinh tế của khuvực này. Mới đây, hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển(UNCTAD) đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ đang tăng lên về “chiến tranhtiền tệ” đe doạ tiến trình ổn định nền kinh tế thế giới. Trong ảnh:đồng USD tại thị trường ở Karachi (Pakistan). Ảnh: TL
Thứ hai tuần trước, Andrew Robb, bộ trưởng Tài chínhđối lập của Úc đã lên tiếng yêu cầu chính phủ nước này phải có biệnpháp ngăn chặn xu hướng tăng giá của đồng nội tệ. Trước đó hai tuần,Guido Mantega, bộ trưởng Tài chính Brazil thừa nhận một cuộc chiếntranh tiền tệ quốc tế đã xảy ra. Ông này ám chỉ việc ngân hàng Trungương Nhật và một số nước khác can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoạihối nhằm kéo đồng tiền nước mình xuống – một cuộc chiến mà ai cũng muốnmình là người thua trận.
Thông thường giá trị của một đồng tiền quốc gia cóliên hệ mật thiết với tình hình kinh tế của nước đó. Khi kinh tế pháttriển mạnh, cán cân thanh toán dồi dào thì đồng tiền quốc gia đó có xuhướng lên giá, đó là ước mơ của tất cả các nước. Một đồng tiền yếuthường gắn liền với một nước luôn bị thâm hụt cả trong lẫn ngoài, lạmphát cao, sức cạnh tranh kém. Tuy nhiên, Trung Quốc với nền kinh tếphát triển nhanh nhất thế giới trong hơn ba thập kỷ qua và thặng dưthương mại cũng lớn nhất thế giới lại có một đồng tiền bị cho là yếu.Nhiều nhà kinh tế, điển hình nhất là Paul Krugman – người được giảithưởng Nobel Kinh tế năm 2008, cho rằng đồng RMB yếu là chìa khoá chothành công kinh tế của nước này, nhưng cả thế giới mà chủ yếu là Mỹphải trả giá.
Thực ra chính sách giữ nội tệ yếu để phát triển kinhtế thông qua xuất khẩu đã được nhiều nước áp dụng trước đây. Thực tiễnghi nhận từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1999 hay xa hơn làgiai đoạn đại suy thoái 1929 – 1933, những quốc gia chấp nhận phá giánội tệ bằng cách từ bỏ cơ chế bản vị vàng bị ảnh hưởng nhẹ hơn nhữngnước cố gắng bảo vệ đồng nội tệ. Quy luật này được hai nhà kinh tếCarmen Reinhart và Kenneth Rogoff chỉ ra trong một nghiên cứu của mình:sau khi khủng hoảng tài chính nổ ra, các quốc gia thường dựa vào tỷ giáyếu để phục hồi nhanh xuất khẩu, qua đó thoát ra khỏi suy thoái kinh tế.
Lần khủng hoảng này cũng không nằm ngoài quy luật. Khikhủng hoảng tài chính qua đi, sức cầu trong nước sụt giảm và không thểtăng nhanh vì thất nghiệp cao, nhiều nước quay ra tìm thị trường xuấtkhẩu. Khác với đa số những lần khủng hoảng trước, lần này thế giớikhông thể trông chờ vào Mỹ do kinh tế Mỹ suy thoái. Nước Mỹ trong nỗlực tái cơ cấu lại nền kinh tế sau khủng hoảng, xuất khẩu ra thế giớixem ra cũng là cứu cánh cho thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới này.Đích thân Tổng thống Obama đề ra mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu trongvòng hai năm tới, và con đường dễ dàng nhất để đạt được mục tiêu này làmột đồng USD yếu.
Ngay khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu lắng xuốngvào cuối nửa đầu 2010, đồng USD bắt đầu yếu đi nhanh chóng khi cục Dựtrữ liên bang Mỹ kiên quyết lập trường nới lỏng tiền tệ, thậm chí ámchỉ sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng số lượng (QE) để kích thích kinhtế, còn ngân hàng Trung ương châu Âu đeo đuổi tới cùng mục tiêu chốnglạm phát. Bởi vậy, giới đầu cơ tiền tệ quốc tế không khó có thể tính rađược cán cân cung cầu USD – euro sẽ ngả theo hướng nào. Như đổ thêm dầuvào lửa, nhiều ngân hàng trung ương các nước khác đã bán USD để dịchchuyển bớt dự trữ ngoại tệ của mình sang euro. Đồng USD, từ chỗ là nơitránh bão chỉ mấy tháng trước khi các quốc gia khối PIIGS (Hy Lạp, Ý,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland) có nguy cơ vỡ nợ, bỗng chốc tuột dốckhông phanh.
Khi đồng USD mất giá, các nước đang phát triển, vốnchủ yếu sử dụng đồng USD làm phương tiện thanh toán trong thương mạiquốc tế, phải cố giữ tỷ giá của đồng tiền nước mình so với USD khôngtăng, nếu không, cái miếng bánh xuất khẩu toàn cầu đã bị thu hẹp saukhủng hoảng lại càng hẹp hơn. Chỉ vài ngày sau khi ngân hàng Trung ươngNhật can thiệp thị trường tiền tệ, 25 ngân hàng trung ương khác đãnhanh chóng tham gia và con số này không dừng lại ở đó. Trong cuộc chạyđua phá giá cạnh tranh – các ngân hàng trung ương mua USD vào rồichuyển số USD này thành euro, bảng Anh, yen Nhật, đôla Úc, và có lẽ mộtphần không nhỏ thành vàng. Đây là nguyên nhân quan trọng làm giá vàngtăng phi mã trong tháng 9.
Vì nước nào cũng muốn đẩy USD ra khỏi hệ thống tàichính của mình, một hệ quả quan trọng là dòng vốn USD tràn ngập trênthị trường tài chính quốc tế. Các nước đang phát triển lại phải đối mặtthêm với vấn nạn dòng “tiền nóng” (hot money) do các tổ chức tài chínhvà các nhà đầu tư nước ngoài tuồn vào. Brazil, Hàn Quốc rồi Thái Lan đãđưa ra các biện pháp ngăn chặn dòng tiền nóng này, họ vẫn còn ám ảnhbởi những gì xảy ra hồi khủng hoảng 1997 – 1999. Khác với Malaysia thờigian đó, lần này những biện pháp kiểm soát dòng vốn quốc tế này lạiđược ca ngợi là cẩn trọng.
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh tiền tệ đã thực sự xảyra và một cuộc chiến tranh thương mại không còn quá xa vời, tâm điểmcuộc họp thường niên của các thành viên IMF tuần trước là vấn đề tỷgiá, mà mũi nhọn chủ yếu tập trung vào Trung Quốc. Chưa có một giảipháp nào được đưa ra và giới tài chính quốc tế đang ngóng chờ cuộc họpG20 sắp tới ở Seoul như một hy vọng cuối cùng. Cả Mỹ và Trung Quốc đãcó một số nhượng bộ nhỏ trước thềm cuộc họp này. Mỹ đồng ý hoãn việcphán xét Trung Quốc có phải là quốc gia can thiệp không lành mạnh tỷgiá hay không (curency manipulator), còn Trung Quốc cho đồng RMB tăngthêm 2% so với hồi đầu tháng 9. Điều này lặp lại kịch bản đã diễn rahồi cuối tháng 3, nhưng khác với lần trước, lần này giải pháp cho đồngRMB sẽ không còn là chuyện nội bộ giữa Mỹ và Trung Quốc nữa.
Năm 1945 tại Bretton Woods, John Maynard Keynes đã đềxuất một cơ chế tái cân bằng thương mại quốc tế, trong đó cả những nướccó thặng dư cũng phải chia sẻ gánh nặng với các nước bị thâm hụt. PhíaMỹ đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Keynes vì lúc đó họ là nước chủ nợvà xuất siêu ra thế giới. Đúng 65 năm sau, cán cân đã đảo ngược. Khôngphải Keynes đã dự báo được tương lai của Mỹ mà ông nhìn vào quá khứ:một hệ thống tài chính quốc tế quá thiên vị các nước có thặng dư đã gópphần tạo mầm mống cho chiến tranh thế giới thứ hai. Lần này một cuộcchiến tiền tệ và thương mại đã manh nha, nếu không ngăn chặn được, hậuquả của nó sẽ là một thế giới bất ổn hơn.
TS Lê Hồng Giang

leminhtam
Moderator


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết