Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu

Go down

Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu Empty Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu

Bài gửi by Admin Tue May 24, 2011 1:12 pm

Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu

Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu 9687b3f36b

Những cải cách hậu khủng hoảng tài chính sẽ khiến bộ mặt của hệ thống ngân hàng biến đổi ra sao?

Sau khủng hoảng tài chính 2008-2009, hàng loạt bộ luật điều tiết ngành tài chính được ban hành, trong đó quan trọng nhất là Đạo luật Dodd-Frank của Mỹ. Những quy định trên hứa hẹn sẽ tái định hình ngành tài chính trên khắp thế giới. Hy vọng báo cáo đặc biệt bao gồm 15 kỳ sẽ mang lại cho bạn đọc cái nhìn sâu sắc hơn về bước phát triển tiếp theo của hệ thống tài chính thế giới.

Việc hệ thống ngân hàng quốc tế suýt sụp đổ hai năm rưỡi trước khiến người ta phải nhìn nó bằng con mắt hoàn toàn khác. Có lẽ thiệt hại lớn nhất đối với ngành này là nay không ai còn cho rằng thị trường tài chính có khả năng tự điều chỉnh và tốt nhất là nên để nó tự vận hành. Sau hàng thập kỷ giải điều tiết ở các nước giàu, ngành tài chính đang bước vào một kỷ nguyên “tái điều tiết” mới. Báo cáo đặc biệt này sẽ tập trung vào những thay đổi về pháp lý, yếu tố quyết định đối với khả năng sinh lời của ngân hàng trong vài năm tới.

Hãy bắt đầu với việc các ngân hàng trên toàn thế giới phải tăng tỷ lệ dự trữ. “Lớp đệm vốn” lớn hơn có lẽ sẽ khiến toàn hệ thống an toàn hơn đôi chút nhưng có lẽ cũng sẽ giảm tới 1/3 lợi nhuận ngân hàng. Ngoài ra, nó còn làm chi phí vốn vay tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tệ hơn, tăng các yêu cầu về vốn có thể khiến rủi ro tập trung vào những bộ phận thiếu minh bạch trong thị trường tài chính và cuối cùng còn gây tác hại lớn hơn.

Economist công bố báo cáo đặc biệt về hệ thống ngân hàng toàn cầu 2105


Các cơ quan điều tiết và giám sát ở hầu khắp các nước vẫn đang cố tìm cách giải quyết các ngân hàng đã trở nên quá lớn hoặc có dây mơ rễ má quá rộng để sụp đổ. Có khi khủng hoảng lần này còn khiến vấn đề trên trở nên phức tạp hơn. Một số ngân hàng nay thậm chí còn lớn hơn và phức tạp hơn. Các chính phủ rút cục lại bảo đảm ngầm cho ngân hàng và khuyến khích họ chấp nhận còn nhiều rủi ro hơn.

Ở Mỹ, các văn bản hướng dẫn thực hiện đạo luật Dodd-Frank đang bắt đầu được xây dựng. Đạo luật dày 2.319 trang được thông qua năm ngoái này mới chỉ viết về những đường hướng chung. 11 cơ quan khác nhau sẽ phải viết các hướng dẫn chi tiết trước khi nó có hiệu lực. Những quy định này sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành tài chính tại Mỹ và trên toàn thế giới, đảo ngược hàng thập kỷ tái điều tiết trong nền tài chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Một điều khoản quan trọng là tách ngân hàng đầu tư khỏi ngân hàng thương mại, hay còn gọi là quy định Volcker. Một số điểm trong cơ chế pháp lý hậu Đại suy thoái sẽ được phục hồi như cấm ngân hàng thương mại giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo họ không tiến hành “đầu cơ” bằng tiền gửi có bảo đảm.

Một số quy định khác sẽ điều chỉnh mức phí mà một số ngân hàng bán lẻ lớn nhất thế giới thu của khách hàng khi họ sử dụng thẻ ghi nợ. Làm vậy cũng chẳng làm hệ thống ngân hàng an toàn hơn, nhưng nó phản ánh sự giận dữ của giới chính trị đối với ngân hàng và những người điều hành chúng.

Anh Quốc vốn từ lâu là nước đi đầu trong làn sóng giải điều tiết ngành tài chính nay còn đi xa hơn khi cân nhắc liệu có nên điều tiết ngành ngân hàng bán lẻ thật chặt và biến nó trở thành một trong các ngành cung cấp dịch vụ cơ bản kiểu như điện, nước hay xăng dầu hay không. Trong bài phát biểu gần đây tại New York, Thống đốc NHTW Anh Mervyn King bóng gió liệu có nên cấm dùng tiền gửi để tài trợ cho các khoản vay không.

Hồi tháng 4, một ủy ban trực thuộc chính phủ cho rằng các ngân hàng tại Anh nên “cô lập” bộ phận ngân hàng bán lẻ để nó vẫn tồn tại trong trường hợp ngân hàng có sụp đổ. Ủy ban cũng đề xuất ngân hàng nên lập các “di chúc sống” để giảm tác hại một khi sụp đổ và nên tăng tính cạnh tranh trong ngành ngân hàng bán lẻ.

Không phải chỉ mình Anh Quốc mạnh tay. Thụy Sỹ vốn giàu lên nhờ ngành ngân hàng, nhưng nay cũng đã biết hãm bớt tham vọng của mình đối với ngành ngân hàng toàn cầu. Nước này lên kế hoạch áp đặt các tiêu chuẩn về vốn đối với ngân hàng nghiêm ngặt đến mức bộ phận ngân hàng đầu tư của các ngân hàng này hoặc sẽ phải thu hẹp hoạt động, hoặc sẽ phải chuyển sang nước khác.

Làn sóng điều tiết mới ập tới khi nhiều ngân hàng vẫn đang vật lộn đề tìm lại chỗ đứng. Trên toàn Châu Âu, nợ xấu của ngân hàng khiến ngân sách chính phủ nước sở tại xấu đi trông thấy. Ireland và Tây Ban Nha đang cố thuyết phục trái chủ họ có khả năng và sẽ trả nợ nhà nước, bất chấp thua lỗ mà giới ngân hàng hai nước này đã phải chịu. Nghi ngại về khả năng trả nợ của hai nước trên (cùng với cả Hy Lạp và Bồ Đào Nha) đang lan rộng trong khắp các ngân hàng tại lục địa già, khiến chi phí vốn vay tăng và thị trường trở nên bất ổn.

Ở Mỹ tình hình tài chính của các ngân hàng lớn lành mạnh hơn và tổng tài sản của họ đã phục hồi được về mức trước suy thoái. Tuy vậy, không phải như thế là đã xong.

Khoảng 800 ngân hàng cấp vùng đang có nguy cơ bị các cơ quan điều tiết đóng cửa nếu các tỷ lệ về vốn của chúng xuống thấp. Hộ gia đình ở cả Anh và Mỹ đều đang nợ quá nhiều. Với ngân hàng, tăng trưởng ở hai nước này cũng như ở tất cả các nước giàu khác, có khả năng sẽ chậm lại. Các ngân hàng Nhật đang ở thập kỷ thứ hai của cuộc khủng hoảng tài chính “tốc độ chậm” trong khi giới chứcTrung Quốc lo ngại ngân hàng đang tăng trưởng quá nhanh.

Các cơ quan điều tiết trên toàn thế giới đã làm được rất nhiều điều đáng khen ngợi, dù vậy, ở nhiều điểm họ vẫn còn quá dè dặt. Kết quả là họ mới chỉ chuyển rủi ro từ nước này sang nước khác thay vì giảm rủi ro cho hệ thống tài chính toàn cầu. Trong một chừng mực nào đó, việc này còn gây ra nhiều nguy cơ hơn.

Đạo luật Dodd-Frank không muốn thấy thêm bất kỳ một gói cứu trợ ngân hàng từ tiền của người nộp thuế nào nữa nên đã chặn không cho FED cấp tiền mặt cho ngân hàng nào về cơ bản vẫn hoạt động tốt nhưng chỉ bị thiếu thanh khoản. Điều này khiến NHTW khó thực hiện vai trò “cứu cánh cho vay cuối cùng” hơn, mà đây lại là một trong những chức năng chính của họ.

Dù vậy tác dụng phụ của một số quy định đang được ban hành có thể sẽ còn lớn hơn. Ví dụ như quyết định điều tiết lương thưởng giới ngân hàng của Ủy ban Châu Âu nhằm hạn chế việc chấp nhận rủi ro có thể khiến chi phí tăng lên và lợi nhuận của ngân hàng biến động mạnh hơn.

Điểm sáng

Ngân hàng tại các nước mới nổi đang đối mặt với những thách thức “vui vẻ” hơn nhiều. Họ cần tăng trưởng đủ nhanh để bắt kịp với nhịp độ phát triển nóng của nền kinh tế cũng như với tới được với vô số khách hàng tiềm năng đang sống trong những ngôi làng hẻo lánh hay những khu ổ chuột nghèo nàn vốn rất cần nhưng không tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng nhanh và sự phổ biến của công nghệ máy tính và thông tin có thể khiến các thị trường trên trở thành phòng thí nghiệm sáng tạo khổng lồ.

Báo cáo đặc biệt này cho rằng ngân hàng tại các nước như Ấn Độ và Kenya có rất nhiều điều để dạy cho giới ngân hàng tại các nước giàu. Những bài học ấy có thể sẽ đến thật đúng lúc, khi mà cơn lũ tái điều tiết đang quét qua các nước phát triển sẽ sớm khiến chi phí vốn vay tăng lên, lợi nhuận giảm và buộc nhiều khách hàng của họ phải tìm đến với những dịch vụ ngân hàng giá rẻ hơn.


Basel 1-3: hiệp ước quốc tế về các tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn

Ngân hàng bóng (shadow banking): các hoạt động trung gian tín dụng tương tự như ngân hàng, nhưng được thực hiện ở ngoài hệ thống ngân hàng.

Cơ chế giải quyết (resolution regime): hình thức phá sản đặc biệt về mặt pháp lý của ngân hàng nhằm giữ cho các bộ phận cung cấp các dịch vụ thiết yếu (ví dụ như nhận tiền gửi) hoạt động bình thường trong trường hợp ngân hàng sụp đổ.

Di chúc sống (living wills): các điều khoản do ngân hàng quy định từ trước về việc nên tiếp tục hành động như thế nào trong trường hợp chính ngân hàng đó sụp đổ, nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với các đối tượng khác.

Nguồn CafeF

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết