Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng

Go down

Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng Empty Điểm sách: Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trưởng

Bài gửi by leminhtam Fri Jan 21, 2011 11:30 am

1. Cách đây khoảng hai, ba năm thì Alphabooks bắt đầu gầy dựng được tên tuổi và có chỗ đứng trong làng xuất bản sách tại Việt Nam. Tại thời điểm đó, Alphabooks đã bắt đầu tạo được phân khúc thị trường theo thể loại một cách tương đối rõ rệt: sách kinh doanh, sách danh nhân-tiểu
sử, sách pháp luật… Nhưng còn có một phân khúc khác có ảnh hưởng sâu hơn và lâu dài hơn đến thị trường xuất bản sách dịch và nền văn hóa đọc ở Việt Nam, đó là phân khúc theo trình độ người đọc, mà có thể tạm chia thành hai dòng chính: dòng thị trường và dòng cao cấp. Nếu như dòng
sách thị trường giúp các nhà xuất bản về mặt doanh thu nhờ thu hồi vốn nhanh, không bị rơi vào tình trạng “ôm đồm” khi nhảy sang mảng sách khác không phải sở trường của mình, thì dòng sách cao cấp tập trung vào đối tượng độc giả có kiến thức, có tư duy phản biện và có… tiền lại giúp họ tạo dựng được uy tín và nhờ đó chiếm lĩnh thị trường ở các mảng sách là thế mạnh.

Sách kinh doanh là mảng sách thế mạnh của Alphabooks và ngay bản thân mảng sách này cũng có thể chia một cách tương đối thành hai dòng thị trường và cao cấp. Nếu như hai năm trước họ tập trung nhiều hơn vào dòng sách thị trường bởi, như lý do đã nói, dễ bán và thu hồi vốn nhanh thì có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, trước tiên, là một cú sốc và, sau đó, là một cú hích cho thị trường xuất bản, đặc biệt là mảng sách kinh tế-tài chính. Nói là cú sốc vì cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng việc lạm phát tăng cao làm đôn giá sách lên và đồng thời làm sụt giảm đáng kể nhu cầu đọc sách. Nói là cú hích vì qua đó các nhà xuất bản buộc phải nhìn lại mình, đặt ra một strategic planning, sàng lọc hơn, chuyên hóa hơn các sản phẩm đầu ra của mình để vừa tìm cách duy trì doanh thu vừa định hướng lại mission của mình nhằm nâng cao tính hiệu quả.

Cú hích từ cuộc khủng hoảng tài chính đã làm thị trường sách kinh tế-tài chính trở nên đặc biệt sôi động. Nhiều cuốn sách tốt được mua bản quyền và xuất bản trong thời gian qua như Mô thức mới cho thị trường tài chính (NXB Tri thức), Kỉ nguyên hỗn loạn (NXB Trẻ), Ác mộng đại khủng hoảng (NXB LĐXH & Alphabooks)… Một số cuốn đáng đọc khác cũng sắp sửa được ra mắt, trong đó có thể kể đến cuốn The Ascent of Money của Niall Ferguson, hiện đang là bestseller ở nước ngoài, được Nhã Nam mua bản quyền và anh Vũ Hoàng Linh dịch. Làn gió mới của mảng sách kinh tế-tài chính đã cung cấp cho người đọc những cái nhìn mới, rất Tây, về lịch sử ngành tài chính, về hệ thống tài chính-ngân hàng của phương Tây và về cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Có một điều đáng tiếc là cuốn Truy tìm căn nguyên tăng trưởng (NXB LĐXH & Alphabooks) do nhóm nghiên cứu sinh tại Mỹ tổ chức dịch xuất hiện ở Việt Nam hơi trễ so với thời điểm cuốn sách được MIT Press xuất bản lần đầu tại Mỹ vào năm 2002, thậm chí vẫn có thể coi là hơi trễ so với thời điểm xuất bản cuốn sách thứ hai của William Easterly là The White Man’s Burden, vào năm 2007. Tuy vậy, trễ vẫn còn hơn không, dù rằng đã dịch cuốn đầu thì nhất thiết phải dịch cuốn sau, vì chính cuốn này mới thực sự là kết tinh từ những ý tưởng của tác giả, hiện là giáo sư kinh tế tại New York University. Ông đã từng nghiên cứu tại World Bank và là chuyên gia về tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài.

2.
“Con người, ai cũng hành động vì động cơ”. Đó là nguyên tắc được tác giả đúc kết từ cuốn The Armchair Economist (nên dịch đúng hơn là Nhà kinh tế học sa-lông thay vì Nhà kinh tế học suông) của Steven Landsburg. Chính vì “ai cũng hành động vì động cơ” khiến ta lầm tưởng nguyên tắc này tương tự với khái niệm về tính rational [thiên về lý trí] trong hành vi của con người. Tuy vậy, nếu
như lý trí của con người là cơ sở cho khái niệm “bàn tay vô hình” của Adam Smith, rằng lợi nhuận lớn nhất của xã hội được mang lại bởi những cá nhân được phép hành động tự do trong một thị trường cạnh tranh nhằm thỏa mãn sự tư lợi lý trí của họ, động cơ của con người không phải lúc
nào cũng đầy thiện ý. Một chính phủ có động cơ xấu có thể kéo đất nước họ đắm chìm trong cái bẫy đói nghèo, trì trệ. Ngược lại, người ta có thể nhìn thấy tăng trưởng trong kì vọng khi chính phủ của họ có “động cơ đúng đắn”.
Một trong những động cơ xấu của các chính phủ chính là việc đóng cửa nền kinh tế nội địa đối với thương mại quốc tế, bằng cách trợ cấp nhà sản xuất trong nước và áp định các hàng rào thuế quan và phi thuế quan lên nhà sản xuất nước ngoài. Những ai học kinh tế vi mô đều biết về những lập luận nhằm ủng hộ cho thứ chủ nghĩa bảo hộ đó và biết rằng các chính sách bảo hộ đi ngược lại tự do thương mại, vốn cho rằng các nền kinh tế nên chuyên môn hóa vào những sản phẩm mà họ làm ra tốt nhất để tổng lợi nhuận đạt được là tối đa. Dẫn ra kết quả của một số nhóm nghiên cứu, tác giả kết luận rằng “những chính phủ nào can thiệp quá sâu vào cơ chế thị trường tự do và bình ổn kinh tế vĩ mô, dù là trong thương mại, hối đoái, ngân hàng, các thâm hụt ngân sách, hay lạm phát cũng sẽ phải chịu mức tăng trưởng thấp” (tr. 358). Chủ nghĩa bảo hộ không chỉ là vấn đề ở các nước đang phát triển mà còn là một đề tài nan giải đặt trên bàn tham luận của Hội nghị thượng đỉnh G-20 của các nền kinh tế phát triển tại London vào tháng Tư vừa qua.

Tham nhũng cũng là một thực tại nhức nhối tại các nước đang phát triển bởi tham nhũng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển mà còn “ảnh hưởng gián tiếp vì nó khiến các chính sách khác ảnh hưởng xấu đến sự phát triển” (tr. 380). Những mức độ tham nhũng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển, tùy vào biến thể của chúng là tham nhũng riêng lẻ hay tham nhũng có tổ chức, mà hai ví dụ tác giả đưa ra là trường hợp của Zaire và Indonesia. Với biến thể thứ nhất, các quan chức sẽ cố gắng bòn rút của công vào túi riêng càng nhiều càng tốt và kết quả là mức thâm hụt ngân sách không thể bù đắp, đất nước ngày càng kiệt quệ và người dân ngày càng đói kém. Với tham nhũng có tổ chức, người lãnh đạo sẽ tập trung vào những “miếng lớn” nhằm thu lợi lớn nhất.
<blockquote>Người lãnh đạo sẽ nhẹ tay hơn đối với gia sản của nạn nhân, vì ông ta hiểu rằng nếu lấy nhiều quá sẽ khiến các nạn nhân trốn tránh, làm giảm thu các khoản tiền hối lộ… Tham nhũng có tổ chức gây ít thiệt hại hơn là tham nhũng riêng lẻ (tr. 384)</blockquote>
Những phân cực xã hội, như việc chia phe phái, sắc tộc, cũng là một nguyên nhân dẫn đến các chính sách góp phần triệt tiêu tăng trưởng bởi vì khi các nhóm lợi ích bị chia rẽ, mỗi nhóm sẽ hành động vì lợi ích của mình là trên hết. Đối với những quốc gia có mức độ đa dạng sắc tộc cao thì chia rẽ dân tộc có thể là một nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, nguồn việc trợ nước ngoài có thể có lợi nhiều hơn cho một dân tộc nào đó và vô tình trở thành nguyên nhân của
những căng thẳng và tranh chấp giữa các dân tộc. Một ví dụ rõ nét được tác giả đưa ra là mối căng thẳng vào những năm 70-80 giữa người Tamil và Sinhala tại Sri Lanka (tr. 425), đất nước vừa kết thúc cuộc nội chiến dài nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
Những ví dụ nói trên về “động cơ xấu” cho ta một liên tưởng thú vị đến cạnh tranh bất hợp tác trong oligopoly, một ví dụ về lý thuyết trò chơi. Để đơn giản ta xét hai công ty độc quyền A và B trong duopoly cùng bán một mặt hàng, chẳng hạn như chiếc ti vi. Nếu cả hai đều bán ti vi với cùng một giá thành thì tổng doanh thu của cả hai sẽ là cao nhất. Nếu một công ty hạ giá thành thì họ sẽ bán được nhiều ti vi hơn công ty kia bán, nhưng kết quả là tổng doanh thu của cả hai sẽ thấp xuống. Bởi vậy rất có thể một trong hai công ty sẽ bán phá giá để thu lợi cho mình trước tiên và trong trường hợp xấu nhất, nếu cả hai cùng làm như vậy, thì tổng doanh thu của cả A và B sẽ là thấp nhất. Liệu đó có phải là kết quả của “bàn tay vô hình” của Adam Smith? Không, sự khác nhau ở đây chính là ở “động cơ xấu” của A và B, được nhem nhóm trong một thị trường tựa độc quyền chứ không phải cạnh tranh tuyệt đối.

3.
Có thể thấy trong việc giải thích mức độ tăng trưởng khác nhau của các quốc gia và tính hiệu quả trong việc tiếp nhận hỗ trợ nước ngoài, tác giả đưa ra các luận điểm xoay quanh một nguyên tắc chung, tạm gọi là nguyên tắc về “nguồn lực ban đầu”. Theo đó mức độ đầu tư về công nghệ hay tri thức của một nước hay vùng lãnh thổ tỷ lệ thuận với nguồn lực về công nghệ hay tri thức của nơi đó và tỷ lệ thuận với mức tăng năng suất về sau. Nguồn lực ban đầu này có thể là vốn tích lũy, vốn giáo dục ban đầu, trình độ khoa học kĩ thuật hay mức độ đa dạng sắc tộc của quốc gia ấy. Những khác biệt về tính cách dân tộc, địa lý, tài nguyên thiên nhiên… đều có ảnh hưởng nhất định đến nguồn lực ban đầu, còn tốc độ tăng năng suất có thể xem như một hàm đồng biến của nó và có quyết định không nhỏ đến mức độ tăng trưởng sau này của từng quốc gia.
Còn những yếu tố ngoại biên khác cũng có tác động đến mức độ tăng trưởng như thiên tai, chiến tranh, ảnh hưởng từ các nước láng giềng… bằng sự thay đổi kì vọng. Kì vọng lớn có thể giúp các nước kém và đang phát triển thoát khỏi cái “bẫy đói nghèo”.
Chẳng hạn, “một quốc gia có trình độ kỹ năng trung bình thấp sẽ bị kìm hãm tại mức này do không có ai cảm thấy việc đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng là cần thiết” (tr. 246). Tỉ số lợi nhuận trên vốn đầu tư vào giáo dục, công nghệ quá thấp khiến không ai muốn đầu tư vào những nơi mang lại ít giá trị như vậy. Do đó, “những người được đào tạo trong một xã hội có rất ít tri thức sẽ không được hưởng nhiều lợi ích như những người sống trong xã hội có nhiều tri thức”. Nhưng hãy giả sử anh kì
vọng những người khác sẽ đầu tư để cùng phát triển tri thức, công nghệ và tất cả mọi người đều có chung kì vọng như vậy.
<blockquote>Do vậy, kì vọng lớn có tác dụng đủ để đưa nền kinh tế ra khỏi cái bẫy nghèo khổ. Ngược lại, kỳ vọng thấp có thể đẩy một đất nước đang ngấp nghé trên ngưỡng nghèo khổ rơi vào cái bẫy này. Bạn sẽ không đầu tư nếu bạn nghĩ rằng không có ai khác đang đầu tư. Việc một nền kinh tế trở nên giàu có hay nghèo đi phụ thuộc vào kỳ vọng của tất cả mọi người (tr. 258).</blockquote>
Ý tưởng của tác giả về việc nguồn lực ban đầu tương tự với quan điểm của Richard Florida trong cuốn Who’s Your City về việc các thành phố và khu vực sẽ có mật độ tri thức không đồng đều bởi mức độ phát triển con người và khoa học kĩ thuật khác nhau. Theo Richard Florida thì toàn cầu
hóa không làm phẳng thế giới mà, ngược lại, tri thức và công nghệ sẽ được quy tụ ở những trung tâm của nền kinh tế thế giới, nơi có khả năng phát triển con người, khả năng sáng tạo các phát minh và tăng trưởng ở mức độ cao. Florida cho rằng có thể chia ra bốn dạng khu vực: Vùng sáng
tạo – nơi tập trung đầu nguồn sáng tạo và được kết nối bởi tầng lớp công dân sáng tạo [creative class - một khá niệm được Florida đặt ra] như London, New York, Tokyo, L.A.; Vùng sản xuất – nơi bắt lấy những sáng tạo để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ như Shanghai, Guadalajara;
Vùng ổ chuột – những trung tâm thành thị nghèo đói và ít hoạt động kinh tế hiệu quả của thế giới thứ ba; và những Thung lũng rộng lớn bao gồm những khu vực nông thôn và ít dân cư hơn.
Nhưng quan điểm của Florida có vẻ như trái với của Thomas Friedman, columnist của tờ New York Times và tác giả của cuốn sách vừa được dịch và xuất bản tại Việt Nam Phẳng, Nóng và Chật, người tiên đoán trước sự phân tán của những khu vực tập trung nhiều nguồn lực. Trong cuốn Thế giới phẳng, Thomas Friedman cho rằng nền thương mại xuyên quốc gia và việc công nghệ được trải khắp toàn cầu theo chiều mở (outsourcing) và chiều sâu (insourcing) đã làm cho chỗ đứng của từng cá nhân, nói rộng ra là sự tích lũy vốn con người và vật chất, không còn co cụm một chỗ mà phân tán rộng ra. Trong một bài báo gần đây trên Fast Company, Florida đã chỉ trích Friedman: “Đó là lời tuyên bố trong kỉ nguyên toàn cầu hóa rằng nơi chốn không quan trọng. Công nghệ đã dát mỏng cái sân chơi lớn của thế giới, một thế giới phẳng. Ý tưởng nghe thì hay đấy … nhưng mà trật lất.” Con người chọn co cụm lại với nhau bởi những cộng đồng đó sẽ làm giảm chi phí và làm năng suất tăng gấp bội. “Điều đó không phải vì chúng ta thích sống ở thành thị… mà đơn giản vì khi tập
trung như thế, năng suất kinh tế sẽ tăng lên. Khi kĩ năng được tập trung ở những thành phố như vậy, tài năng cũng sẽ sinh sôi.”

4.
Trong [i]Truy tìm căn nguyên tăng trưởng
, dường như tác giả mang một cái nhìn khá hằn học đối với những chương trình viện trợ nước ngoài và những tổ chức như World Bank hay IMF. Sự thiếu hiệu quả của những khoản vay được tác giả phân tích trong Chương 6: Những khoản vay thì có, nhưng tăng trưởng thì không mà một trong những nguyên nhân chính là việc cho vay không kèm theo điều kiện điều chỉnh chính sách. Mặc dù nhận được những khoản vay nhằm làm giảm lạm phát, do có luồng tiền ngoại tệ lớn chảy vào, một số nước như Zambia trong giai đoạn 1985-1994 vẫn có con số lạm phát ở mức cao. Lý do là những khoản vay của các nhà viện trợ đã tạo ra động cơ xấu cho chính phủ các nước tiếp nhận, chẳng hạn như cố định tỷ lệ lãi suất và in thêm tiền để tạo lạm phát cao. Kết quả là chính phủ của các nước nghèo liên tục nhận được những khoản viện trợ hào phòng nhưng không biết sẽ đi về đâu và thế hệ con cháu của họ phải còng lưng ra gánh những khoản nợ chồng chất trong tương lai.
Hào phóng hơn, ưu đãi hơn, nhượng bộ hơn là việc xóa nợ cho những nước nghèo, như chương trình HIPC của WB và IMF, thậm chí cũng không gặt hái được những kết quả khả quan. Việc xóa nợ đã tạo ra những tiền lệ xấu bởi khi chính phủ vô trách nhiệm ở các nước nghèo lại tiếp tục vay tiền biết chắc rằng họ sẽ được xóa nợ. Kết quả của sự vô trách nhiệm này chính là những chính sách thiển cận, chẳng hạn như giữ lãi suất ở mức dưới lạm phát làm giảm giá trị thực của số tiền gửi và người dân có khuynh hướng rút tiền để đầu tư vào những hạng mục mang lại lợi nhuận như bất đầu sản hay mua ngoại tệ. Điều này làm ngành tài chính ở các quốc gia đó co lại (tr. 203). Tác giả thở dài ngán ngẩm: “các nước được xóa nợ nhiều nhất cũng là những nước có nhiều khoản vay mới nhất” (tr. 200). Nhưng tiếng thở dài đó có phải thể hiện một kiểu thành kiến “bịt mũ che tai”?
Trong bài điểm cuốn sách The White Man’s Burden của William Easterly, Nicholas D. Kristof cho rằng quan điểm của Easterly, cho rằng nền công nghiệp viện trợ là sai lầm từ gốc và không hiệu quả, là quá hằn học. Từng hai lần đoạt giải Pulitzer báo chí, Kristof đã nhiều lần đặt chân đến châu Phi để tìm hiểu mức độ đói nghèo của người dân ở khu vực này và nhận ra rằng, nếu không có nguồn viện
trợ nước ngoài thì sẽ có thêm biết bao trẻ em chết vì thiếu ăn, tiêu chảy hay sốt rét [ii]. Amartya Sen, trong bài điểm sách trên The Foreign Affairs [iii], thậm chí còn chỉ trích Easterly dữ dội hơn, cho rằng tác giả như một nhà lãnh đạo dân chủ lớn tiếng phê phán trình độ dân chủ của các quốc gia khác trong khi không hiểu biết gì về thực tại của quốc gia đó. “The right plan is to have no plan”, Easterly đã nói như vậy trong cuốn The White Man’s Burden và điều đó trở thành tâm điểm chỉ trích của Amartya Sen. Tôi đã tìm được nhiều lý giải rất thú vị trong cuốn Truy tìm căn nguyên tăng trưởng và đọc nó một lèo trong một ngày nhưng quả thực tác giả không đưa ra một “thần dược” nào thay thế cho các khoản viện trợ nước ngoài nhằm giải quyết thực trạng đói nghèo tại các nước đang phát triển. Có thể nói đây là một cuốn textbook bổ ích về vấn đề viện trợ nước ngoài nhưng như vậy là chưa đủ để vẽ ra một bức tranh toàn cảnh mà ở đó mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính và những nước giàu với các nước nghèo phức tạp hơn nhiều so với một ví dụ đơn giản về lý thuyết trò chơi mà những người chơi chỉ hành động đơn thuần theo bản năng. Cuộc sống thì phức tạp hơn thế vì đã là “con người, ai cũng hành động vì động cơ” và đã có động cơ đúng đán thì cũng có những động cơ xấu. Tác giả nhấn mạnh vế đầu, nhưng dường như lại quên đề cập đến vế sau.

Quốc Tân
———————————————
[i] Hatch, B., Location, Location, Financial Review, March 2008, Volume 9.
[ii] Kristof, N.D., Aid: Can It Work?, The New York Review of Books, Oct 5, 2006.
[iii] Sen, A., A Man Without A Plan, The Foreign Affairs, Mar/Apr 2006.

leminhtam
Moderator


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết