Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát”

Go down

Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” Empty Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát”

Bài gửi by Admin Thu Feb 07, 2013 9:59 am

Phá giá, sẽ “nhập khẩu lạm phát”





Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” Le-minh-hung

(Ông Lê Minh Hưng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

“Điều hành tỷ giá không phải cứ muốn tăng hay giảm tùy tiện mà được. Các tổ chức tài chính quốc tế, kể cả WB khi áp các công thức tính toán tỷ giá của Việt Nam đều ra các kết quả rất khác nhau. Hơn nữa, lấy năm nào làm năm gốc, số liệu xuất nhập khẩu từng năm cũng khác nhau cùng chuỗi số
liệu lịch sử, sau đó áp vào các công thức tính toán đều cho một biên độ biến động rất lớn. Đến nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng phải thừa nhận là điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua là rất phù hợp.

Nhiều người nói nên “phá giá VND” thêm so với mức 2012 để hỗ trợ xuất khẩu nhưng phải thấy là doanh số hàng xuất khẩu là một chuyện nhưng còn một vấn đề quan trọng khác là cơ cấu hàng xuất khẩu. Nói cách cách, độ co giãn cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi thu nhập thay đổi và/hoặc giá thay đổi là không lớn.

Ví dụ, khi thu nhập của người dân nước nhập khẩu dù có tăng bao nhiêu chăng nữa thì cũng không vì thế mà họ mua gạo, cá basa, tôm, nông sản, quần áo, dày dép… của Việt Nam nhiều hơn, trong khi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vì thế, không thể điều hành tỷ giá một cách chung chung, đơn giản theo cách nghĩ cứ phá giá VND là hỗ trợ xuất khẩu được. Mà thực tế, phải căn cứ vào cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu; đồng thời, phải cân đối với rất nhiều yếu tố khác đi kèm, từ vĩ mô đến vi mô.

Khi phá giá VND thì tác động không mong muốn đầu tiên là Việt Nam đã “nhập khẩu lạm phát”. Chưa kể, còn khuấy đảo và làm trầm trọng thêm tâm lý kỳ vọng tỷ giá tăng - một yếu tố được coi rất nguy hiểm trong điều hành bình ổn tỷ giá. Ngoài ra, khi phá giá VND, còn kích hoạt nhập khẩu trở lại. Một vấn đề khác không thể không lưu ý khi tăng tỷ giá là áp lực trả nợ vay của Chính phủ và doanh nghiệp vì cơ cấu đồng tiền nợ vay, chủ yếu là USD. Cả chục năm nay, nền kinh tế phải trả một giá rất đắt mỗi khi điều chỉnh giảm giá trị VND.

Ví dụ, nói riêng mặt hàng xăng dầu, những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, họ không có nguồn thu ngoại tệ, tất cả đều phải mua, vì thế, khi điều chỉnh tỷ giá, lập tức giá xăng dầu tăng và tác động dây chuyền đến mọi hàng hóa khác. Mỗi tháng, ước tính, Petrolimex cần tới 500 triệu USD, chỉ cần nhích tỷ giá lên một chút là họ tăng giá ngay và nếu nhà nước không cho tăng là họ lỗ.

Năm tài chính 2011, Petrolimex vẫn chưa thể cân đối được lỗ lãi và quyết toán thuế là vì cú điều chỉnh tỷ giá năm đó. EVN cũng trong tình trạng tương tự khi họ vay nợ và nhập khẩu điện, máy móc thiết bị và đành phải phân bổ khoản lỗ đó dần vào các năm sau.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang theo dõi cung cầu ngoại tệ trên thị trường và thấy diễn biến vẫn đang rất ổn định. Trong bối cảnh nền kinh tế thường xuyên nhập siêu triền miên, việc giữ được tỷ giá như hiện nay là một thành công lớn. Trong đó, quan trọng nhất là ổn định được tâm lý kỳ vọng thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người nắm giữ VND, từ đó khơi thông dòng chảy ngoại tệ vốn bị găm giữ từ rất lâu.

Năm 2012, đã cho thấy, những ai nắm giữ ngoại tệ đều thiệt so với nắm giữ VND. Vì thế, tổ chức kinh tế, người dân đã bán ra rất nhiều ngoại tệ cho tổ chức tín dụng. Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm một lượng ngoại tệ tương đương 15 tỷ USD. Thậm chí, chỉ trong 22 ngày đầu của tháng 1/2013, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào dự trữ ngoại hối vài tỷ USD”.

Theo Vneconomy

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” Empty 5 cái giá phải trả khi phá giá VND

Bài gửi by Admin Thu Feb 07, 2013 11:10 am

5 cái giá phải trả khi phá giá VND

Phá giá VND, sẽ “nhập khẩu lạm phát” VND-46

Áp lực lên lạm phát, nợ công gia tăng, niềm tin đối với VND có nguy cơ suy giảm... là những ảnh hưởng có thể xảy ra nếu phá giá VND.

Sau khi mua hơn 2 tỷ USD trong tháng đầu tiên năm 2013, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua ròng lượng ngoại tệ lớn tuần đầu tháng 2 này. Cùng lúc, một số chuyên gia đặt vấn đề cần phá giá VND trong năm nay, thậm chí “đều đặn” những năm tới…

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm ngoái, giá USD mua vào của các ngân hàng thương mại lao dốc, thấp hơn giá bán ra trên dưới 300 VND. Vài ngày gần đây, mức độ biến động không quá lớn, song giá USD có những bước giảm đáng chú ý, nhất là giá mua vào.

Nguồn cung lớn từ doanh nghiệp và dân cư được nhìn nhận ở nhu cầu chuyển đổi VND dồn trả cho lương, thưởng và chi tiêu cuối năm. Từ đầu tuần đến nay, cao điểm có ngày Ngân hàng Nhà nước mua ròng tới khoảng 300 triệu USD. Dự trữ ngoại hối chắc chắn tiếp tục tăng lên đáng kể, sau khi đã tăng hơn gấp đôi trong năm 2012 so với 2011.

Trong bối cảnh đó, một số chuyên gia cùng nêu khuyến nghị cần phá giá VND từ 3 - 4% trong năm nay, nhịp độ như vậy trong những năm tới. Nguyên do, VND đang bị định giá cao hơn USD khoảng 20 - 21%; sự ổn định của tỷ giá gần hai năm qua như “thòng lọng” đang siết các doanh nghiệp xuất khẩu, hay nói cách khác là phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu; nếu phá giá VND 4%/năm trong 3 năm liên tục, thì dự trữ ngoại hối sẽ tăng gấp đôi…

Nếu phá giá như vậy, có thể đó là những cái cơ bản sẽ được, song từ góc nhìn của người viết, cũng sẽ có nhiều cái giá phải trả.

Thứ nhất, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ làm gia tăng lạm phát và cản trở những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Ước tính theo mô hình định lượng mà giới chuyên môn thường sử dụng, nếu phá giá VND 1% sẽ tác động làm tăng chỉ số CPI trong ngắn hạn khoảng 0,65% với độ trễ khoảng 3 tháng (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi). Nếu tỷ giá USD/VND bị điều chỉnh ở mức 3 - 4% sẽ gián tiếp làm tăng CPI ở mức 1,95 - 2,60% với độ trễ khoảng 3 tháng.

Tháng 1/2013, CPI đã tăng 1,25%. Tháng 2, một số dự báo nghiêng về khả năng sẽ tăng khoảng 2%. Nếu bồi thêm tác động từ tăng tỷ giá như khuyến nghị trên, mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay thấp hơn năm ngoái sẽ càng khó.

Thứ hai, nếu điều chỉnh với nhịp độ 3 - 4% hàng năm như vậy sẽ làm gia tăng kỳ vọng tỷ giá và phá vỡ những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc bình ổn tỷ giá và tâm lý thị trường; niềm tin đối với giá trị VND dễ bị mài mòn.

Với nhà điều hành, hẳn khó để quên những xáo trộn của tỷ giá trong những năm 2008 - 2011, mà nổi bật là yếu tố tâm lý, tình trạng găm giữ ngoại tệ căng thẳng và đô la hóa phức tạp trong nền kinh tế. Nay, nếu điều chỉnh tỷ giá 3 - 4% có thể gây bất ổn thị trường ngoại hối.

Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ gia tăng mức độ nợ công của nền kinh tế.

Theo số liệu của một số tổ chức quốc tế và trong nước, tính đến 31/12/2012, nợ công so với GDP của Việt Nam đã ở ngưỡng 55,4%. Do đó, việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ của Chính phủ và ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn tài chính quốc gia và tính bền vững của ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ tư, việc phá giá VND thực tế có hỗ trợ cho xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại như thế nào cũng cần được xét thêm.

Phá giá VND sẽ kích thích xuất khẩu, nhưng cũng cần lưu ý rằng Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ với độ mở lớn. Có quá nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước phải nhập khẩu mà sản xuất trong nước chưa đủ sức thay thế; trên 70% hàng hóa nhập khẩu là phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và xuất khẩu, khi phá giá VND sẽ làm giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng, nhập siêu có thể trầm trọng trở lại như trước.

Tham khảo tính toán theo mô hình định lượng của giới chuyên môn thời gian qua cho thấy, nếu phá giá VND so với USD thì sẽ tác động làm giảm giá xuất khẩu thấp hơn so với mức độ làm tăng giá nhập khẩu.

Ở đây có một thực tế, suốt từ năm 1994 đến nay, Việt Nam là nước nhập siêu triền miên với mức độ lớn. Song, chính trong quãng ổn định tỷ giá USD/VND gần hai năm qua, xuất siêu đã trở lại, năm 2012 và tiếp tục thể hiện đầu năm 2013, cùng tốc độ tăng trưởng khá cao của kim ngạch xuất khẩu.

Dễ nhận thấy, thay vì phá giá VND mạnh và liên tiếp, hai năm qua Ngân hàng Nhà nước lại chọn hướng hỗ trợ xuất khẩu bằng kênh tín dụng. Năm 2011, tín dụng cho xuất khẩu tăng trưởng đột biến với 58%, năm 2012 cũng cao hơn bình quân ngành với 14%; lãi suất cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu được áp trần thấp hơn hẳn so với cho vay thông thường… Ngoài ra, hỗ trợ xuất khẩu còn có ở chính sách thuế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài chứ không chỉ dồn vai tỷ giá.

Thứ năm, nếu phá giá VND như kiến nghị trên của một số chuyên gia, niềm tin và dòng vốn đầu tư nước ngoài có thể bị ảnh hưởng, bởi họ bị “móc túi” khi rót vốn vào Việt Nam.

Chỉ riêng ở dòng vốn gián tiếp, những năm 2008 - 2011, đã có quá nhiều điển hình các quỹ đầu tư thua đơn, thiệt kép vì tăng tỷ giá. Tỷ suất lợi nhuận không còn quá hấp dẫn để bù đắp cho rủi ro tỷ giá cỡ gần 10% mỗi năm...

Những tháng cuối năm 2012 và đầu 2013, thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Diễn biến trên sàn ghi nhận dấu ấn đậm nét của khối ngoại. Họ có những lý do để sôi động hơn, trong đó chắc chắn có niềm tin và kỳ vọng vào một tỷ giá USD/VND ổn định. Nay, nếu phát đi một thông điệp phá giá VND, khá mạnh như khuyến nghị 3 - 4% nói trên (và có thể lớn hơn với hiệu ứng khó kiểm soát của tâm lý đầu cơ, găm giữ nếu bị kích hoạt trở lại), sẽ là một tác động tiêu cực đối với họ.

Tương tự là với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam liệu có là điểm đến hấp dẫn để tạo ra những nhà xuất khẩu hàng chục tỷ USD khi mà chi phí đều đặn đội thêm ít nhất 3 - 4% mỗi năm chỉ riêng điều chỉnh tỷ giá?

Trước những tác động như vậy, nhà điều hành có lẽ sẽ phải tính toán thận trọng trước những khuyến nghị phá giá VND.

Theo Vneconomy

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết