Một thỏa thuận nợ xấu, lo ngại lớn về suy thoái, nguy cơ trì trệ lâu dài mang tới triển vọng u ám cho nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuần qua lẽ ra phải là một tuần tốt đẹp với kinh tế Mỹ. Các nhà lãnh đạo của nước này cuối cùng đã kết thúc những hành động thiếu trách nhiệm, tranh cãi về tài chính, loại bỏ nguy cơ đe dọa tới tài chính toàn cầu bằng việc đồng ý nâng trần nợ liên bang. Tuy nhiên, đến nay thay vì cảm thấy nhẹ nhõm, nhà đầu tư lại đang lo lắng.
Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đang lao dốc. Trong ngày 2/8, ngày thỏa thuận nợ được ký, chỉ số S&P 500 giảm mạnh nhất trong 1 năm, và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm giảm xuống 2,6%, thấp nhất 9 tháng, khi nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn an toàn.
Tất cả không diễn ra tại Mỹ, khu vực đồng tiền chung euro hỗn loạn và hoạt động sản xuất tại khắp nơi đều chậm lại. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế Mỹ bất ngờ xấu đi. Các số liệu thống kê điều chỉnh và những dấu hiệu ảm đạm mới cho thấy sự phục hồi yếu. Một khi đình trệ, nền kinh tế có thể dễ dàng rơi trở lại suy thoái, đặc biệt là nếu hứng chịu một cú shock kinh tế mới như tại Mỹ, nhờ liều thuốc thắt chặt chính sách tài chính đang tồi tệ hơn sau thỏa thuận nợ. Tỷ lệ dự báo về một cuộc suy thoái kép trong năm tới tăng cao, có thể tới khoảng 50%.
Hồi phục của Mỹ từ cuộc suy thoái luôn chậm chạp và mong manh. Và tai họa đó không rơi vào kinh tế thế giới, nhờ sức mạnh của các thị trường mới nổi. Nhưng sự thiếu sáng suốt trong thỏa thuận nợ - đáng kể nhất là việc không giải quyết
được nguồn cơn thực sự của vấn đề tài chính Mỹ, như chi tiêu quá mức gây ra lo ngại lớn hơn. Các chính trị gia, luôn chia rẽ và sẵn sàng đánh bạc với nền kinh tế, liệu có thể tin cậy rằng sẽ không biến một giai đoạn khó khăn thành tình trạng đình trệ lâu dài?
Chỉ tới ngày 29/7, các chuyên gia thống kê chính phủ Mỹ với công bố số liệu GDP điều chỉnh của vài năm qua. Chúng chỉ ra rằng suy thoái 2008 tồi tệ hơn người ta nghĩ, và sự hồi phục sau đó thì yếu ớt. Sản lượng vẫn chưa lấy lại được mức đỉnh trước suy thoái.
Trong những năm qua, sản lượng chỉ tăng 1,6%, thấp hơn nhiều những gì mà hầu hết các chuyên gia kinh tế đưa ra, và thấp hơn tốc độ hồi phục phổ biến sau suy thoái. Trong 6 tháng qua, nước Mỹ chỉ tăng trưởng 0,8%. Giới quan sát cũng đã chờ đợi Mỹ sẽ hồi phục trở lại sau một thời gian, chứ không dự báo tăng trưởng lại thấp đến thế.
Các yếu tố tạm thời cũng góp phần gây ra vấn đề này. Giá dầu tăng vọt kéo theo chi tiêu tiêu dùng tăng. Thảm họa động
đất Nhật làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Một số ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất xe hơi, phục hồi đang dần rõ ràng. Nhưng nhìn chung cả nền kinh tế hiện giờ đang yếu, sẽ cần nhiều thời gian để đạt được tăng trưởng hợp lý.
Có một số dấu hiệu chỉ ra rằng những cú shock tạm thời có thể để lại tác động tâm lý lâu dài tới doanh nghiệp và người
tiêu dùng. Đó là lý do tại sao các số liệu mới nhất lại xấu như vậy. Chi tiêu dùng tháng 6 giảm, niều tin tiêu dùng tháng 7 và cả đơn hàng sản xuất đều giảm. Dĩ nhiên, đây là những đánh giá sớm, chưa đầ đủ, nhưng khả năng diễn ra suy thoái kép trong năm tới, trong tháng trước vẫn còn rất nhỏ, thì giờ đã tăng lên mức báo động.
Nếu suy thoái kép xảy ra, thì lỗi sẽ đổ lên đầu các chính trị gia Mỹ. Liệu pháp chữa trị cho nền kinh tế yếu kém của họ là thắt lưng buộc bụng. Nhờ việc hết hạn giãn thuế và kéo dài trợ cấp thất nghiệp trong tháng 12, nước Mỹ dự kiến giảm 2% GDP trong năm sau, lớn nhất trong tất cả các nền kinh tế lớn - và đủ để kéo nền kinh tế vào suy thoái.
Thỏa thuận về vấn đề nợ, chỉ giảm chi tiêu mới trong ngắn hạn, không trực tiếp giải quyết được nó. Nhưng Quốc hội Mỹ có thể, và cần hành động để ngăn nguy cơ đe doạn này. Một thỏa thuận cần phải có: tăng chi tiêu trong ngắn hạn, nhấn mạnh
đầu tư cơ sở hạn tầng cực kỳ cần thiết, cũng như kéo dài việc cắt giảm thuế tạm thời, để đổi lấy giảm thâm hụt lớn trong trung hạn, tập trung vào quyền lợi và cải cách thuế.
Quốc hội đã làm ngược lại, sai lầm trong việc hỗ trợ nền kinh tế lúc này, và sai lầm trong việc tìm cách cắt giảm thâm hụt trong thập kỷ sau để ổn định kinh tế Mỹ. Bất cứ quyết định khó khăn nào cũng phải đi kèm với một cam kết, để người tiêu
dùng và doanh nghiệp không còn lo lắng về tình trạng tê liệt tồi tệ hơn của nền kinh tế Mỹ. Mớ tài chính hỗn độn sẽ được giải quyết.
Tệ hơn nữa, tình hình chính trị bất ổn trong những tuần qua đã gây ra thêm bất ổn mới. Hiện giờ các thành viên của đảng trà đã sử dụng thành công vấn đề vỡ nợ như một vũ khí, và sẽ còn sử dụng lại. Từ chối thỏa hiệp, nhanh chóng trở thành vấn đề danh dự với cả 2 đảng, khiến Cục Hàng không Liên bang đóng cửa, trì hoãn thanh toán các hóa đơn thương mại.
Ở khía cạnh tốt nhất, các chính trị gia sẽ làm chậm sự tăng trưởng thiếu ổn định, trong trường hợp xấu nhất họ sẽ giết chết sự hồi phục và gây thiệt hại tới nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
Liệu mọi việc có phải diễn ra theo cách này? Không cần thiết. Barack Obama hay một trong những đối thủ đảng Cộng hòa của ông có thể dũng cảm nói ra sự thật về nền kinh tế Mỹ trong cuộc bầu cử năm tới. Nhưng lúc này, chỉ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là đủ sức mạnh để giải quyết nguy cơ này. Bằng lãi suất cực thấp, đồng nghĩa với việc nới lỏng định lượng hơn nữa. In thêm tiền là sáng suốt trong trường hợp này, nhưng đó cũng là công cụ để quay trở lại suy yếu. Hỗ trợ về tài chính sẽ tốt hơn nhiều.
Nếu người Mỹ tránh được suy thoái và không bị kéo trở lại vũng lầy, nước này sẽ chứng minh được sức mạnh tiềm tàng của mình. Mỹ vẫn có lợi thế lớn hơn nhiều nước giàu có khác: dân số trẻ hơn, nền kinh tế sáng tạo hơn, và hiện giờ ít ra USD vẫn là đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Theo
Economist
Sat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin
» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Tue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin
» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Tue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin
» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Wed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin
» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Fri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin
» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Thu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin
» 6 Nụ cười Doanh nhân
Wed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin
» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Fri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin
» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Mon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin
» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Wed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin
» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Tue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin
» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Thu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin
» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Fri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin
» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Wed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin
» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Wed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin
» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Sat May 30, 2015 11:04 am by Admin
» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Sat May 30, 2015 10:57 am by Admin
» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Sat May 23, 2015 11:02 am by Admin
» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Thu May 21, 2015 3:14 pm by Admin
» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Mon May 18, 2015 3:01 pm by Admin