Khăn MOLLIS HANOI - Công ty KBCC Quốc tế (KBCC Co.,Ltd)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khăn Mollis Hà nội & Miền Bắc
Phiên bản di động: kbcc.vn


VP: Văn Cao-Ba đình-Hà nội
Hotline: Lê Minh Tâm 093.666.5641
Email:
khanbongcaocap@gmail.com


Webs: www.mollishanoi.com
Mobile Vesion: khanmollis.vn

*Quảng Ninh: Dôi Na - 0934203357
Km9, Quang Hanh, Cẩm Phả

*Hải Dương: Kim Oanh - 0904469648
205, Nguyễn Trãi, Chí Linh


"LIKE" US ON FACEBOOK

Skype: khanbongcaocap
My status
Latest topics
» Khăn quà tặng Mollis Hanoi 2018 - CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN!
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptySat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin

» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyTue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin

» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyTue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin

» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyWed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin

» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyFri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin

» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyThu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin

» 6 Nụ cười Doanh nhân
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyWed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin

» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyFri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin

» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyMon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin

» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyWed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin

» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyTue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin

» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyThu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin

» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyFri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin

» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyWed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin

» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyWed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin

» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptySat May 30, 2015 11:04 am by Admin

» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptySat May 30, 2015 10:57 am by Admin

» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptySat May 23, 2015 11:02 am by Admin

» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyThu May 21, 2015 3:14 pm by Admin

» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều EmptyMon May 18, 2015 3:01 pm by Admin

Mollis Towels


Lượt truy cập
free web hit counter
free web hit counter
Thời tiết
Forecast for Hanoi

Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều

Go down

Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều Empty Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều

Bài gửi by Admin Thu Apr 28, 2011 4:01 pm

(Tamnhin) - Kinh tế thế giới tiếp tục được phản
ánh bởi những tin tức về tăng trưởng, về lạm phát và thâm hụt ngân
sách.








Kinh tế thế giới trong tuần: Thuận chiều và trái chiều Kttg




Đây là chủ đề không mới nhưng không
cũ. Những con số có vẻ khô khan, có vẻ lạnh lùng nhưng lại phản ánh dòng
chảy kinh tế không ngừng ở mọi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay.

Mặc dù có những khó khăn do giá dầu và lạm phát tăng cao, do khủng
khoảng nợ ở Châu Âu hay thảm họa ở Nhật Bản, nhưng Quĩ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) vẫn nhận định kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi bền vững.

IMF không thay đổi quan điểm khi cho rằng 4,4% là mức tăng trưởng kinh
tế toàn cầu cho năm 2011, trong đó nền kinh tế lớn nhất - nước Mỹ lại có
sự điều chỉnh giảm từ 3% xuống 2,8%.

Ngược lại, IMF vẫn đánh giá cao tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung
Quốc khi cho rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn đạt tốc độ tăng
trưởng cao khoảng 9,6%.

Kinh tế thế giới vẫn vận động như vốn có: nơi thuận chiều, có nơi lại
trái chiều, nơi nợ cao như "núi" và có nơi tăng trưởng lại "đi ngang".

Mỹ: Chính quyền Mỹ đã được "giải cứu" vào phút
chót, ngày 8/4 sau rất nhiều "hiệp đấu" tại quốc hội giữa hai đảng Cộng
hòa và Dân chủ.

Sự thỏa hiệp đã tránh cho Chính quyền Mỹ bị tê liệt. Mặc dù cách giải
thích về sự "thành công" của hai đảng trong "cuộc chiến" ngân sách có
khác nhau, nhưng mức cắt giảm 38 tỷ USD là số liệu ấn định cuối cùng.

Đây là một bất lợi cho Tổng thống B. Obama khi ông tuyên bố tái tranh cử
chức tổng thống và năm 2011 được xác định là năm "bản lề" về kinh tế.
Với tâm trạng không được hài lòng, Tổng thống B. Obama tuyên bố " một số
khoản cắt giảm sẽ rất đau lòng" và thừa nhận đây là "cuộc cắt giảm chi
tiêu hàng năm lớn nhất trong lịch sử Mỹ". Ông than phiền: "Các chương
trình người dân trông cậy sẽ bị cắt. Những dự án hạ tầng cần thiết sẽ
bị hoãn. Chúng ta phải sống tiết kiệm, giảm thâm hụt ngân sách và trở về
tình trạng có thể cho phép chúng ta trả nợ… Tôi sẽ không chấp thuận
những cắt giảm này, nếu ở trong điều kiện tốt hơn".

Với những diễn biến phức tạp nên trên, việc nước Mỹ phải chấp nhận cắt
giảm thâm hụt ngân sách là xu thế không thể đảo ngược. Trong bối cảnh
như vậy, chi tiêu của nước Mỹ năm 2011 sẽ khác nhiều, không "mạnh tay"
như trước.

Không những vậy, lộ trình cắt giảm thâm hụt ngân sách đã được Tổng thống
B.Obama "tăng tốc" từ 1.100 tỷ USD trong vòng 10 năm (quan điểm vào đầu
năm 2011) nay đã tăng lên 4.000 tỷ USD cho 12 năm. Với chủ trương này,
thâm hụt ngân sách của Mỹ dự kiến giảm mạnh từ 10,9% GDP của năm 2011
xuống còn 2,5% GDP vào năm 2015.

Điều này cũng không gây bất ngờ khi biết rằng theo dự báo năm 2011 thâm
hụt 1.500 tỷ USD và trong vòng 5 năm tới nước Mỹ sẽ thâm hụt với con số
"khủng", 3.800 tỷ USD, sau đó tăng lên 7.200 tỷ USD trong vòng 10 năm.

Thâm hụt ngân sách không chỉ là câu chuyện của nước Mỹ, còn là vấn đề mà
IMF quan tâm và cho rằng thâm hụt ngân sách có thể gây bất ổn tài
chính. IMF lưu ý: "Trong số các nền kinh tế phát triển, Mỹ cần phải áp
dụng các biện pháp để đáp ứng các cam kết tài chính".

Trung Quốc: Kinh tế Trung Quốc chứng kiến
những tin tức không thể "nóng" hơn: tăng trưởng cao, lạm phát cao, dự
trữ ngoại tệ cao và... bắt đầu thâm hụt thương mại.

Đây có thể nói là thời điểm quan trọng của kinh tế Trung Quốc với những
biến động lớn của các chỉ số kinh tế vĩ mô. Vẫn bình thường khi GDP tiếp
tục tăng trưởng cao, nhưng "bất thường" nếu xem xét việc tăng trưởng đó
trong bối cảnh Trung Quốc thắt chặt tiền tệ và quyết liệt chống lạm
phát.

Theo các tin tức được công bố, GDP Trung Quốc trong quí 1/201 tăng
trưởng ấn tượng và đạt 9,7%. Điều này giúp Trung Quốc "giữ nguyên" ở vị
trí quán quân của thế giới khi nói về tăng trưởng.

Quan sát tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quí 1/2011 thấy có một số điểm khác biệt với quí 4/2010.
Thứ nhất, phần lớn kinh tế thế giới đang bị "cơn bão" lạm phát tràn qua,
nhiều nơi đã chấp nhận giảm tăng trưởng để chống lạm phát. Không những
vậy, dầu mỏ tăng và tăng cao đã gây áp lực rất lớn đến kinh tế nhiều
quốc gia mà Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ.

Thứ hai, từ tháng 12/2010 trước nguy cơ lạm phát tăng cao, Chính Phủ
Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp quyết liệt như tăng lãi suất,
tăng dự trữ bắt buộc, hạ mức tăng trưởng tín dụng...nhưng lạm phát vẫn
là "con ngựa bất kham" và lên tới 5,4%. Do vậy tăng trưởng GDP quí
1/2011 của đạt 9,7% Trung Quốc có thể được xem như là "bất thường".

Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng
TW-PBoC) thông báo, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tăng 24,4% và đạt mức
kỷ lục là 3.040 tỷ USD. Thông tin này một lần nữa khẳng định Trung Quốc
là quốc gia có dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới và khó có quốc gia nào
vượt qua.

Cũng liên quan đến ngoại tệ nhưng là thông tin trái chiều, thâm hụt
thương mại quí 1/2011 của cường quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới này đạt
1,02 tỷ USD. Theo đó, xuất khẩu quí 1/2011 tăng 26,5% và đạt 399,64 tỷ
USD, nhập khẩu tăng đến 32,6% và đạt 400,66 tỷ USD.

Tuy số liệu thâm hụt không lớn so với qui mô xuất khẩu của Trung Quốc
nhưng phản ánh số liệu thặng dư ngoại tệ nêu trên không hẳn là hoạt động
thương mại mà có thể bao gồm các dòng tiền "nóng" khác.

Châu Âu: Bồ Đào Nha gọi, EU cùng IMF trả lời
và trả lời bằng hành động cụ thể: 80 tỷ Euro (khoảng 115 tỷ USD) sẽ được
giải ngân nhằm hỗ trợ đất nước này vượt qua khủng khoảng.

Dự kiến số tiền đầu tiên có thể đến Bồ Đào Nha vào tháng 5/2011, trước
tháng tổ chức bầu cử. Có thể nói đây là hành động khá thiết thực nhằm
ủng hộ Bồ Đào Nha trong thời điểm khó khăn.

Được biết trong hoạt động phối hợp "giải cứu" này, IMF đảm nhận 1/3 chi
phí, phần còn lại thuộc về EU. Cũng như các hoạt động hỗ trợ trước kia,
Bồ Đào Nha phải thực hiện một số điều kiện do IMF và EU đưa ra, trong đó
cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế vẫn là yêu cầu "rắn" nhất.

Cần biết rằng tình hình kinh tế hiện nay của Bồ Đào Nha cực kỳ khó khăn,
thâm hụt ngân sách chiếm 8,6% GDP, lãi suất cao ở mức 7,78% cho trái
phiếu 10 năm, chỉ số tín nhiệm liên tục bị Moody’s hạ xuống và hiện ở
mức thấp là Baa1.

Cũng liên quan đến kinh tế Châu Âu, tỷ phú George Soros có quan điểm
hoàn toàn khác với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi cho rằng nâng
lãi suất lên 1,25% vừa qua là không hợp lý. Ông George Soros phân tích:
"Nâng lãi suất là việc không thích hợp trong hoàn cảnh hiện tại, khi một
số quốc gia vẫn đang gánh quá nhiều nợ và hứng chịu lãi suất cao".
Quan điểm khác nhau xung quanh một giải pháp kinh tế là chuyện không
tránh khỏi, đúng hay sai phải cần thời gian để kiểm nghiệm, để trả lời.
Ngay nước Mỹ khi ban hành QE2 vào cuối năm 2010 cũng nhận được nhiều ý
kiến phản đối gay gắt, nhưng đến nay đa số đã có sự đồng thuận với QE2.

Được biết tỷ phú George Soros là nhà đầu tư gián tiếp nổi tiếng với
những dòng tiền "nóng" và có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Khủng khoảng
tài chính tại các nước Đông - Nam - Á năm 1997 hình như cũng có "bàn
tay" của nhà tỷ phú này.

Nhật Bản:Trong khi nguy cơ thảm họa hạt nhân
Fukushima đang ở mức cao nhất (cấp 7) thì tình hình kinh tế của Nhật bản
lại đang ở mức "xấu" nhất.

Sự phục hồi đang được đánh dấu hỏi khi các chỉ số phi sản xuất hiện ở
mức rất thấp. Theo thông tin của Văn phòng Chính phủ Nhật Bản, chỉ số
lòng tin trong lĩnh vực dịch vụ đang "rơi tự do" từ 48,4 điểm của tháng 2
xuống còn 27,7 điểm hiện nay.

Hoạt động xuất khẩu thuỷ hải sản cũng như các mặt hàng có xuất xứ từ
vùng thảm họa đều bị hạn chế hoặc không được xuất khẩu. Các nước xung
quang đều dựng hàng rào phi thuế quan để xem xét hàng nhập khẩu có nguồn
gốc từ Nhật Bản.

Do vậy kinh tế Nhật Bản hiện nay "đang nhanh chóng rơi vào tình huống
nguy hiểm". Nhận xét trên chỉ có thể thay đổi khi "giải cứu" được nhà
máy điện hạt nhân Fukushima đang bị nguy hiểm.

Kinh tế Nhật Bản hiện ở thời điểm "nguy nan" nhất, sự nguy nam không nằm
ở vấn đề tiền bạc để khắc phục hậu quả, mà ở vấn đề an toàn hạt nhân
của các nhà máy điện đang gặp sự cố.

Điều này không chỉ là vấn đề của nước Nhật mà còn là vấn đề của thế giới
trong thời đại công nghệ hạt nhân. Với các khó khăn nêu trên, IMF đã hạ
mức tăng trưởng GDP của Nhật Bản năm 2011 từ 1,6% xuống còn 1,4%.



Lưu Văn Vinh (tổng hợp)

Admin
Moderator


http://khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết