Trước tiên để hiểu được sự phức tạp của các tổ chức tài chính hiện đại và hệ thống thuật ngữ ta phải tìm hiểu nguồn gốc phát sinh của chúng. Chỉ bằng cách hiểu được nguồn gốc của một tổ chức hay một công cụ ta mới hiểu thấu đáo hơn vai trò hiện nay của nó. Sau đó, những thành phần chủ chốt của hệ thống tài chính hiện đại sẽ được giới thiệu lần lượt.
Chương đầu tiên của cuốn sách sẽ lần theo sự xuất hiện của đồng tiền và tín dụng;
Chương 2 nói về thị trường trái phiếu;
Chương 3 nói về thị trường chứng khoán.
Chương 4 kể câu chuyện về ngành bảo hiểm;
Chương 5 nói về thị trường bất động sản;
Chương 6 nói về sự ra đời, mất dấu và nổi lên lại của nền tài chính quốc tế.
Từng chương gắn với một câu hỏi lịch sử then chốt. Khi nào thì tiền kim loại không còn được sử dụng và chuyển thành tiền giấy, trước khi cùng mất dạng? Có phải bằng cách ấn định lãi suất dài hạn, thị trường trái phiếu sẽ thống trị thế giới? Vai trò của các ngân hàng trung ương trong việc bùng-vỡ của bong bóng thị trường chứng khoán là gì? Tại sao bảo hiểm không hẳn là cách tốt nhất để bảo vệ chính bạn khỏi rủi ro? Có phải người ta đang thổi phồng lợi ích của việc đầu tư vào bất động sản? Và có phải mối tương thuộc kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ là chìa khóa của sự ổn định
tài chính toàn cầu, hay đó chỉ là ảo tưởng?
Bắng việc cố gắng bao trùm lịch sử tài chính từ thời Mesopotamia cổ đại cho đến vi tài chính hiện đại, rõ ràng tôi đã tự đặt cho mình một nhiệm vụ không tưởng. Để cô đọng và đơn giản tôi buộc phải bỏ qua nhiều vấn đề. Tuy nhiên công sức của tôi sẽ không vô ích nếu như qua cuốn sách này số đông độc giả có thể định hình tường tận hơn về hệ thống tài chính hiện đại.
Bản thân tôi đã học được nhiều thứ qua việc viết cuốn sách này, nhưng có ba kiến giải đặc biệt đọng lại.
Thứ nhất, đói nghèo không phải là kết quả của việc các nhà tài phiệt tham lam bóc lột người nghèo. Sẽ tốt hơn nhiều nếu như bớt đi các tổ chức tài chính, nếu như không có các ngân hàng, chứ không phải hiện diện chúng. Chỉ khi người vay có thể tham gia vào các mạng lưới tín dụng hiệu quả, họ mới có thể bứt khỏi nanh vuốt của các khoản cho vay nặng lãi, và chỉ khi người gửi tiết kiệm có thể gửi tiền vào những ngân hàng đáng tin cậy, những kẻ thừa tiền nhàn rỗi mới trở thành những người cần mẫn biết chắt chiu. Điều đó không chỉ đúng với các nước nghèo. Nó còn đúng với những khu vực nghèo nhất của những nước phát triển, “chẳng khác châu Phi là mấy”, như những khu dân cư ở Glasgow nơi tôi sinh ra. Ở đó có những người sinh nhai với chỉ 6 bảng một ngày, cho mọi chi tiêu từ kem đánh răng đến vé xe công cộng, nhưng cũng là nơi lãi suất của bọn cho vay nặng lãi cao hơn 11.000.000% một năm.
Kiến giải thứ hai của tôi liên quan đến sự quân bình và sẽ ra sao nếu thiếu nó. Nếu như hệ thống tài chính có khuyết điểm thì là nó phản ánh và phổ quát chính con người chúng ta. Như chúng ta đã biết về ngành tài chính hành vi vốn ngày càng có nhiều tài liệu nghiên cứu, tiền bạc là minh chứng cho thiên hướng phản ứng thái quá của con người, từ sự sum sê hào phóng khi mọi thứ đang diễn biến tốt đến tận cùng của chán chường khi chúng xấu đi. Về bản chất, bùng và vỡ chỉ là những sản phẩm của bất ổn cảm xúc. Tuy nhiên cũng chính ngành tài chính đang đào sâu sự khác biệt giữa chúng ta, khi những người may mắn và nhanh nhạy thì ngày càng giàu còn những người thiếu may mắn và không quá nhạy bén thì ngày càng nghèo. Toàn cầu hóa tài chính là khi, sau hơn ba trăm năm phân rẽ, thế giới không còn chia tách cụ thể thành những nước giàu phát triển và những nước nghèo chưa phát triển bằng. Thị trường tài chính thế giới càng hòa nhập bao nhiêu thì càng có nhiều cơ hội cho những người thông hiểu về tài chính dù họ sống ở đâu đi nữa, và càng khiến những ai thiếu hiểu biết về tài chính ngày một thụt lùi. Dứt khoát đó không phải là thế giới phẳng hiểu theo nghĩa phân phối thu nhập nói chung, đơn giản vì đồng vốn sẽ không thể sinh lời nếu như chỉ có những lao động không có tay nghề hoặc thiếu tay nghề. Phần thưởng cho “Đấy,
nhận lấy nó đi!” sẽ không bao giờ quá hậu hĩnh. Và khoản bồi hoàn cho việc thiếu kiến thức tài chính cũng không bao giờ quá nghiệt ngã.
Cuối cùng, tôi hiểu rằng không gì khó dự đoán chính xác hơn là thời điểm và cường độ của những cuộc khủng hoảng tài chính, bởi trời sinh hệ thống tài chính thật sự đã quá rối rắm và bên trong nó có quá nhiều mối quan hệ phi tuyến tính, thậm chí hỗn loạn. Sự thăng tiến của đồng tiền không bao giờ là trơn tru, và mỗi thử thách mới đều khơi gợi một lời hồi đáp từ những ngân hàng và hội thuyền của họ. Giống như lát cắt ngang của dải Andes, lịch sử ngành tài chính không phải là đường cong hướng lên nhẵn nhụi mà là một loạt các đỉnh và hõm mấp mô không có quy luật.
Hoặc ẩn dụ theo một cách khác, lịch sử tài chính giống như một màn tiến hóa kinh điển đang diễn ra, dù trong thời gian sít sao hơn nhiều so với tiến trình tiến hóa tự nhiên. Trợ lý bộ trưởng Tài chính Mỹ Anthony W. Ryan nhấn mạnh trước Quốc hội vào Tháng 9 năm 2007, “Giống như những loài bị đào thải trong tự nhiên, một số công cụ tài chính mới ra đời tỏ ra thiếu hiệu quả so với những cách thức khác”. Lời nhận định theo thuyết Darwin kiểu như thế thật sự trùng khớp với những gì tôi viết.
Có phải chúng ta đang ở bên mép cuộc “giãy chết lịch sử” của ngành tài chính thế giới, một trong những cuộc tuyệt diệt giống loài hàng loạt xảy ra theo chu kì, giống như cuộc tuyết diệt cuối kỷ Cambri đã tiêu diệt 90% giống loài trên Trái đất, hay thảm họa trong giai đoạn kỷ Phấn trắng-kỷ Thứ ba đã xóa sổ loài khủng long? Đó là viễn cảnh mà nhiều nhà sinh vật học có lý do để lo sợ, là khi sự biến đổi khí hậu do con người gây ra đang trút giận lên những cư dân tự nhiên trên toàn
cầu. Tuy nhiên sự giãy chết lịch sử của những tổ chức tài chính cũng là một viễn cảnh không kém phần lo lắng, khi một tai họa khác do loài người gây ra đang tự nó gặm nhấm một cách chậm rãi và hủy hoại hệ thống tài chính toàn cầu.
Với tất cả lý do trên, dù bạn đang vất vả mưu sinh hay phấn đấu để có được chỗ đứng trên thế gian này, bây giờ là lúc bạn cần phải hiểu cuộc thăng tiến của đồng tiền hơn bao giờ hết. Nếu cuốn sách này giúp bạn phá vỡ chiếc rào cản nguy hiểm giữa kiến thức tài chính và những thứ kiến thức khác, công sức của tôi sẽ không như muối bỏ biển.
Hết
Niall Ferguson
Sat Mar 24, 2018 11:48 am by Admin
» Khăn Mollis chất liệu đặc biệt (phần 2)
Tue Jun 13, 2017 2:16 pm by Admin
» Bộ khăn Mollis thêu thương hiệu đóng hộp quà tặng
Tue Jun 13, 2017 2:04 pm by Admin
» Cách thức tìm kiếm khăn MOLLIS HANOI trên Google
Wed Jan 04, 2017 4:52 pm by Admin
» KHĂN QUÀ TẶNG MOLLIS cao cấp cho thương hiệu của bạn
Fri Jan 29, 2016 11:28 am by Admin
» Áo choàng tắm Mollis mới 2016
Thu Dec 03, 2015 10:03 am by Admin
» 6 Nụ cười Doanh nhân
Wed Aug 05, 2015 4:46 pm by Admin
» Vị trí hiện tại của bạn trong "vòng đời kinh doanh"
Fri Jul 10, 2015 11:53 am by Admin
» Các chiến lược cốt lõi đưa Coca-Cola thành thương hiệu số 1 thế giới
Mon Jul 06, 2015 2:57 pm by Admin
» Tỉ phú giàu nhất châu Á đưa ra 17 lời khuyên dành cho phụ nữ
Wed Jul 01, 2015 4:40 pm by Admin
» 15 lời khuyên tiền bạc giúp bạn giàu sang.
Tue Jun 30, 2015 4:49 pm by Admin
» 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Thu Jun 18, 2015 4:55 pm by Admin
» Mollis Hanoi là tổng đại lý phân phối khăn Mollis
Fri Jun 12, 2015 4:13 pm by Admin
» Các bài học “vàng” về Content Marketing
Wed Jun 10, 2015 5:06 pm by Admin
» 14 cách tạo CTA (Call to Action)
Wed Jun 10, 2015 5:04 pm by Admin
» 7 Dấu hiệu nhận biết người thông minh!
Sat May 30, 2015 11:04 am by Admin
» Những điều mà người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Sat May 30, 2015 10:57 am by Admin
» Người quá thông minh khó có thể trở thành doanh nhân giỏi
Sat May 23, 2015 11:02 am by Admin
» 5 sự hy sinh thầm lặng mọi doanh nhân phải chấp nhận
Thu May 21, 2015 3:14 pm by Admin
» 19 phép xã giao chuyên nghiệp trong kinh doanh (phần 1)
Mon May 18, 2015 3:01 pm by Admin